Page 364 - Phẩm Tam Quốc
P. 364
thượng tướng”. Thực ra thì sau khi xưng vương, Lưu Bị chỉ phong bổn viên
thượng tướng, là Tiền tướng quân Quan Vũ, Hữu tướng quân Trương Phi, Tả
tướng quân Mã Siêu, Hậu tướng quân Hoàng Trung, không có Triệu Vân.
Triệu Vân vẫn chỉ là Dực quân tướng quân. Có điều khi viết Tam quốc chí,
Trần Thọ đã đưa cả Triệu Vân và Quan Trương Mã Hoàng vào trong một
truyện, nên dân gian mới nói là “Ngũ hổ thượng tướng”. Trương Phi chết,
trong cái gọi là “Ngũ hổ thượng tướng” của Lưu Bị đã mất ba người. Còn lại
Mã Siêu phải phòng Ngụy ở phía bắc, Triệu Vân không được tín nhiệm (sau
này sẽ nói tới nguyên nhân). Trong đội ngũ Đông chinh không hề có những
tướng lĩnh xứng đáng. Ngoài ra, Bàng Thống đã chết trận vào năm Kiến An
năm thứ XIX (Công nguyên năm 214), Pháp Chính qua đời năm Kiến An thứ
XXV (Công nguyên năm 220), Gia Cát Lượng trấn thủ Thành Đô không dứt
ra được, vì vậy đội ngũ Đông chinh không có quân sư hoặc mưu thần. Có thể
nói, Lưu Bị phát động chiến tranh quá vội vàng, ra quân bất lợi, tướng soái
không đủ. Vậy, vì sao Lưu Bị vẫn muốn đánh trận này?
Điều này liên quan tới vấn đề thứ hai chúng ta sắp nói, Lưu Bị quá đơn
độc.
Thực tế thì hàng loạt quyết định của Lưu Bị lúc đó, như việc Đông chinh,
kể cả việc xưng đế, không ít người tỏ thái độ phản đối. Như Phí Thi đã nói ở
phần trên. Còn có Thượng thư lệnh Lưu Ba và chủ hạ Ung Mậu, đều không
tán thành Lưu Bị xưng đế. Dực quân tướng quân Triệu Vân và Tòng sự tế tửu
Tần Mật phản đối Đông chinh. Nếu nói, lời nói của Tần Mật có thể coi là
vọng ngôn (trong Tam quốc chí – Tần Mật truyện ghi là “nói là có thiên thời
nhưng thực là bất lợi”) thì ý kiến của Triệu Vân là đúng. Theo chú dẫn Vân
biệt truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Triệu Vân truyện, Triệu
Vân nói với Lưu Bị, quốc tặc là Tào Tháo, không phải là Tôn Quyền. Nếu
diệt xong Tào Ngụy thì Đông Ngô không thành chuyện. Lúc này tuy Tào
Tháo đã chết, nhưng Tào Phi là con lại càng hư, vì vậy “không nên bỏ qua
Ngụy, đánh Ngô trước”. Hơn nữa chiến tranh mà mở màn thì e khó giải
quyết, khó kết thúc.
Đó là những lời nói chối tai. Chúng ta đều biết, lúc này Lưu Bị đã ở vào
tuổi “thuận tai” như Khổng Tử nói: “thuận tai” tức là nói kiểu gì cũng lọt tai.
Nhưng không hiểu vì sao Lưu Bị lại không “thuận tai”. Kết quả, Phí Thi bị
giáng chức, Ung Mậu bị giết, Tần Mật “bị nhốt vào ngục” (về sau được tha),
Lưu Ba sợ đến nỗi không dám nói gì nữa (sợ bị nghi ngờ, luôn giữ yên lặng,
không gặp riêng ai, không là việc công không nói), Triệu Vân mất tín nhiệm,