Page 359 - Phẩm Tam Quốc
P. 359

hai người phải “cung cấp quân lương”. Vì bất lực trong công việc nên họ bị

               Quan Vũ nhục mạ, còn nói “sẽ trừng trị”, kết quả hai người “thấy khiếp sợ”,
               Lã Mông gọi hàng, họ theo ngay. Nghĩ xem, bạn ra tiền phương đánh trận, để
               họ ở lại hậu phương trông nhà, một nhiệm vụ thật quan trọng, không thể nhẹ
               nhàng với họ một chút sao?

                  Qua những chuyện đó thấy rõ, cử Quan Vũ giữ Kinh châu là không hợp.
               Đúng. Quan Vũ có năng lực, có hiểu biết về một mặt nào đó, nhưng là ở giai
               đoạn đầu sự nghiệp Lưu Bị, không giữ nổi một thành nhỏ (như Hạ Phì), đánh
               thắng  nổi  địch  (như  Nhan  Lương).  Còn  như  giữ  mảnh  đất  chiến  lược  như
               Kinh châu, đối phó với những kẻ gian hùng giảo hoạt như Tào Tháo, Tôn
               Quyền, phải tác chiến cùng lúc trên cả hai mặt chính trị và quân sự thì Quan

               Vũ không đủ sức. Quan Vũ không có đầu óc chính trị, không có nhãn quan
               chiến lược, chỉ dương dương tự đắc, làm việc đơn độc, về cơ bản không phù
               hợp với trách nhiệm một thừa tướng; hơn nữa với tính ngây thơ, phóng túng,
               ngang bướng kiêu ngạo sẽ có nhiều sơ hở trước kẻ thù. Nói cách khác, với
               tính cách ấy Quan Vũ chỉ có thể là một “đại hiệp” lang bạt giang hổ, không
               thể trở thành “đại soái” giành giật ở Trung Nguyên.

                  Như vậy, Lưu Bị và Gia Cát Lượng dùng người không hợp chăng? Cũng
               không  phải  thế.  Gia  Cát  Lượng  không  có  trách  nhiệm  gì,  vì  lúc  này  ông
               không có quyền dùng người, ông cũng không phải là người nói gì làm gì Lưu

               Bị nhất nhất nghe theo như mọi người từng nghĩ. Lưu Bị đương nhiên là có
               trách nhiệm, nhưng không phải là nặng. Bởi vì Lưu Bị cũng không thể nghĩ
               được xa. Lưu Bị cũng không ngờ, một khi lấy được Ích châu, Kinh châu sẽ
               đứng trước một áp lực chưa từng có; mà Quan Vũ thì không thể gánh nổi. Có
               thể, sau khi Lưu Bị làm chủ Thành Đô, cần phải nhanh chóng cử người giúp
               đỡ và hạn chế Quan Vũ. Nhung Lưu Bị có thể cử ai đây? Gia Cát Lượng
               không đi được (chính quyền mới thành lập ở Ích châu phải trông cậy vào Gia

               Cát Lượng), Bàng Thống đã chết, Pháp Chính không quen Quan Vũ, vậy cử
               Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu hay Hoàng Trung? E đều không được! Nói
               đi nói lại, Lưu Bị cũng chẳng còn cách nào khác. Vả lúc này Lưu Bị cũng
               đang say sưa trong thắng lợi.

                  Bây giờ chúng ta trả lời câu hỏi cuối cùng: Vì sao tập đoàn Lưu Bị thấy
               Quan Vũ đơn độc chiến đấu mà không cho quân cứu viện? Theo tôi có ba
               chữ: “Không ngờ tới”. Ngài Lã Tư Miễn nói trong Tần Hán sử: Vũ bại trận,
               Tào Tháo chưa kịp nghĩ tới, còn Tôn Quyền cũng chưa có kế khiến Vũ bại
               trận nhanh như vậy”. Cũng tức là, không ngờ tới, một người như Quan Vũ,
   354   355   356   357   358   359   360   361   362   363   364