Page 361 - Phẩm Tam Quốc
P. 361
§35. KHIẾU ĐÌNH DI HẬN
Tháng mười hai, Kiến An năm thứ XXIV, Lưu Bị trong tình trạng không
có chuẩn bị gì về tư tưởng đã mất Quan Vũ lại mất luôn cả Kinh châu. Đối
với Lưu Bị, người vừa lấy được Ích châu chưa lâu, đang dự định mở rộng địa
bàn, thì đây là một đòn đả kích nặng nề. Nửa năm sau, Lưu Bị – người không
dễ cam chịu, đã phát động cuộc chiến ở Di Lăng với ý đồ đoạt lại Kinh châu.
Nhưng binh bại thân vong mà kết thúc. Vậy đó là trận chiến thế nào, và Lưu
Bị tưởng đã nắm chắc phần thắng vì sao phải thất bại thảm hại?
Tập trước chúng ta nói tới trận chiến giành Kinh châu. Kết quả, Lưu Bị
mất cả Quan Vũ lẫn Kinh châu. Quan Vũ là tướng yêu của Lưu Bị, Kinh châu
là vận mệnh của Lưu Bị, đương nhiên Lưu Bị sẽ không cam chịu. Thế là nửa
năm sau, Lưu Bị đông chinh, phát động chiến tranh đánh phá Tôn Quyền vào
tháng bảy âm lịch, Công nguyên năm 221. Trước đó, tháng mười âm lịch,
Công nguyên năm 220, Tào Phi xưng đế, cải nguyên là Hoàng Sơ. Tháng tư
năm sau, Lưu Bị xưng đế, kiến nguyên Chương Vũ. Vì vậy, thời gian phát
động chiến tranh, sử sách ghi là “tháng bảy Hoàng Sơ năm thứ II” hoặc
“Tháng bảy Chương Vũ năm đầu”. Bấy giờ, Lưu Bị đóng quân ở Khiếu Đình
(phía bắc Nghi Đô, Hồ Bắc ngày nay) hoặc Di Lăng (phía đông nam thị trấn
Nghi Xương, Hồ Bắc ngày nay). Vì vậy sử sách ghi chép là “chiến tranh ở Di
Lăng, Khiếu Đình” đơn giản là “chiến tranh Di Lăng” hoặc “chiến tranh
Khiếu Đình”.
Chiến tranh ở Di Lăng, Khiếu Đình là chiến dịch quan trọng như cuộc
chiến ở Quan Độ, ở Xích Bích. Hơn nữa cuộc chiến lần này cũng giống như
cuộc chiến ở Quan Độ, cuộc chiến ở Xích Bích, đều kết thúc từ thất bại của
người phát động chiến tranh. Viên Thiệu phát động cuộc chiến ở Quan Độ,
kết quả Viên Thiệu thất bại, Tào Tháo phát động cuộc chiến ở Xích Bích, kết
quả Tào Tháo thất bại, Lưu Bị phát động cuộc chiến ở Di Lăng, ở Khiếu
Đình, kết quả Lưu Bị thất bại và sau đó thì qua đời. Vậy, vì sao Lưu Bị phải
thất bại? Theo tôi có ba nguyên nhân: 1- Tôn Quyền có chuẩn bị nên vô hại;
2- Lưu Bị ra quân đơn độc; 3- Lục Tốn chỉ huy chắc chắn, về ba điểm này,
chúng ta chỉ cần xem quá trình quyết sách của cuộc chiến và quá trình tiến
hành cuộc chiến thì rõ ràng ngay.
Hãy nói điểm thứ nhất trước: Tôn Quyền có chuẩn bị nên vô hại.
Sau trận chiến giành Kinh châu, liên minh Tôn Lưu vốn yếu ớt đã bị vỡ.
Tôn Quyền rất hận Lưu Bị, dứt khoát trở mặt với Lưu Bị, nghiêng hẳn sang