Page 356 - Phẩm Tam Quốc
P. 356
là đông đảo hùng mạnh, nhưng thực tế lực lượng có hạn. Nếu không có trận
lũ giúp sức, thì e cũng không thể hàng phục Vu Cấm, chém đầu Bàng Đức.
Đã vậy, Phàn Thành vẫn chưa bị hạ, và khi Từ Hoảng đem quân đột nhập,
Quan Vũ đành phải rút. Cũng có nghĩa, uy lực của Quan Vũ đã được phóng
to hơn. Vì vậy ngài Hà mới nói: Tôn Quyền lén đánh Nam quận, trận đánh
quá dễ dàng. Nếu không có quân Tôn Quyền tập kích ở phía sau, Tào Tháo
vẫn có thể phản kích, Quan Vũ cũng sẽ thất bại, có điều không phải thảm bại
như thế này.
Riêng tôi cho rằng, ngài Hà đã rất đúng. Từ những điều đã nói, chúng ta có
thể rút ra kết luận cho vấn đề lớn thứ nhất: Một là, Quan Vũ đã phát động
chiến tranh Tương Phàn, Lưu Bị không trao quyền không góp ý, nhưng cũng
không phản đối. Hai là, nguyên nhân Quan Vũ phát động chiến tranh Tương
Phàn: mê muội trước những thắng lợi, đánh giá sai tình huống, cho rằng có
thể thắng tiếp, một trận là sạch không; còn tập đoàn Lưu Bị thì như Lư Bật đã
dẫn lời Hoàng Ân Đồng trong Tam quốc chí tập giải, “mải vui vì thắng,
không lường được bại” đã để mặc cho Quan Vũ tấn công. Ba là, phát động
chiến tranh Tương Phàn là sai lầm, vì không đúng thời cơ, chuẩn bị không
đủ. Quan Vũ vì quá vui mừng trong thắng lợi nên đã phán đoán sai lầm. Từ
đó chúng ta lại có thêm một vấn đề: Lưu Bị có nên để Quan Vũ là đô đốc
Kinh châu không?
Đây là vấn đề rất khó trả lời, bởi vì không thể nói Lưu Bị đã chọn nhầm
người. Trước hết, Quan Vũ rất trung thành, đúng như vậy. Thứ nữa, Quan Vũ
giỏi giang. Từ lúc Lưu Bị ra quân, Nam chinh Bắc chiến, bất kể lúc nào,
không chia quân thì thôi, một khi chia quân thì nhất định mình một cánh,
Quan Vũ một cánh, rõ ràng Quan Vũ có tài. Ba là, Quan Vũ có nghề. Giữ
Kinh châu, cần người biết về thủy quân, lại chính là Quan Vũ biết nghề này.
Năm đó Lưu Bị bại trận ở Trường Bản, may nhờ Quan Vũ đem thủy quân
tiếp ứng mới thoát được nguy hiểm. Quan Vũ là người phương bắc vừa đến
miền Nam đã nắm được thủy quân, rõ ràng là người giỏi giang. Trung thành,
giỏi giang, có nghề, Lưu Bị vào Thục, cần để một đại tướng ở lại giữ Kinh
châu, tính toán kỹ người đó phải là Quan Vũ.
Nhưng về tính cách thì Quan Vũ có vấn đề, Quan Vũ tự cao tự đại, quá sức
tự tin, say mê chiến công, muốn được đề cao. Theo Tam quốc chí – Quan Vũ
truyện, năm Kiến An thứ XIX (Công nguyên năm 214), Lưu Bị tiến công
Thành Đô, Mã Siêu đến hàng. Vì không biết Mã Siêu, Quan Vũ đã viết thư
cho Gia Cát Lượng hỏi về tài năng của Mã Siêu, có thể so sánh với ai. Gia