Page 355 - Phẩm Tam Quốc
P. 355
Lưu Bị ở Hán Trung. “Tần Hán sử” của ngài Lã nói: “binh có lợi khi cùng ra
quân, đầu đuôi tương ứng, tiếc là quân Lưu Bị chưa về, quân Quan Vũ đã nổi
dậy”. Đối với điều này, tôi thấy có gì đó chưa đúng. Lưu Bị tiến quân Hán
Trung vào năm Kiến An thứ XXIII (Công nguyên năm 218). Chém Hạ Hầu
Uyên ở núi Định Quân vào tháng giêng năm Kiến An thứ XXIV (Công
nguyên năm 219). Tào Tháo đến gần Hán Trung vào tháng ba năm đó, tháng
năm đã đưa quân về Tràng An. Nếu Quan Vũ có ý hạn chế Tào Tháo, vì sao
không ra tay sớm hơn? Chờ đến tháng bảy, lúc Lưu Bị đã chiếm Hán Trung,
tự xưng là Hán Trung vương mới tấn công Tương Phàn, chẳng phải là thừa
sao?
Vì vậy, hành động của Quan Vũ chỉ có thể hiểu là được voi đòi tiên. Nói
dễ nghe là thừa thắng tiến tiếp, giành thắng lợi nữa; nói khó nghe là tham lam
không biết lượng sức. Vậy cuối cùng rơi vào tình trạng nào? Điều này liên
quan tới vấn đề nhỏ đã nói ở phần trước, tức là có nên tiến đánh Tương Phàn
hay không?
Đã có hai ý kiến về vấn đề này. Một loại cho rằng “nên đánh”, có hai nội
dung: 1- Theo quy hoạch đã bàn ở Long Trung cho Lưu Bị của Gia Cát
Lượng, Tương Dương và Phàn Thành sớm muộn gì cũng phải lấy. Lấy
Tương Phàn mới có được cả Kinh châu. Cái đó gọi là “tất phải đánh”; 2-
Quan Vũ không phải hoàn toàn không có khả năng lấy Tương Phàn, chí ít là
có điều kiện: 1. Hơn nửa năm trước đã có sự kiện phản lại Tào Tháo ở vùng
Nam Dương, rõ ràng là nền thống trị của Tào Tháo ở phía bắc Kinh châu
không ổn định; 2. Lưu Bị đã có Hán Trung, lại có thêm Thượng Dung, lòng
quân phấn chấn, khí thế bừng bừng; 3. Ở phía đông Tôn Quyền tiến công
Hợp Phì, có thể trống giong cờ mở. Bên phía Tào Tháo, vừa rút khỏi Hán
Trung vừa phải đối phó với Tôn Quyền, không tránh khỏi, giữ chỗ này mất
chỗ kia, thế gọi là “có thể đánh”. Cần phải đánh thêm có thể đánh, vậy kết
luận là “nên đánh”.
Nhưng ngài Hà Tư Toàn lại có cách nhìn khác. Ông cho rằng, cuộc chiến
Tương Phàn của Quan Vũ là cuộc chiến “mạo hiểm về quân sự, không đúng
thời cơ”. Theo quan điểm của ngài Hà trong Tam quốc sử, Lưu Bị vừa đoạt
Hán Trung đang cần ổn định thế cục, dưỡng quân nghỉ ngơi, đâu có thể vừa
đánh lại đánh tiếp? Đó là điều một. Lưu Bị định xong Hán Trung. Quan Vũ đi
lấy Tương Phàn, một trước một sau, không phải ra quân bằng hai đường,
đông tây cùng kẹp đánh, hơn nữa thiên hạ không có biến động, không phù
hợp với thiết kế của Gia Cát Lượng. Đó là điều hai. Quân của Quan Vũ, tiếng