Page 354 - Phẩm Tam Quốc
P. 354

Gia  Cát  Lượng  không  chịu  trách  nhiệm.  Theo  Tam  quốc  chí  –  Gia  Cát

               Lượng truyện, lúc đó trận chiến Tương Phàn quan hàm của Gia Cát Lượng
               “quân sư tướng quân” lo việc trong “phủ Tả tướng quân”. Lưu Bị sau khi
               chiếm Thành Đô đã sắp xếp như vậy. Lúc này quan hàm của Lưu Bị là Tả
               tướng quân, nha môn tại phủ Tả tướng quân. Gia Cát Lượng lo việc trong
               “phủ Tả tướng quân” chính là “Tổng lý đại thần” hoặc “đại quản gia” của
               Lưu Bị, nhiệm vụ là giúp Lưu Bị hoàn thành công việc, yên dân yên nước,
               lúc Lưu Bị ra ngoài thì “Trấn thủ Thành Đô, lo đủ lương thực lo đủ quân

               lính”. Tức là, Gia Cát Lượng không phải “Tổng tư lệnh ba quân” hoặc “Tổng
               tham mưu trưởng” của Lưu Bị, nhiệm vụ chủ yếu là hành chính, dân chính,
               không dính đến quân sự, vậy Gia Cát Lượng có trách nhiệm gì?

                  Có  người  nói,  Quan  Vũ  phát  động  chiến  tranh  Tương  Phàn  là  làm  theo
               chiến lược tổng thể của Gia Cát Lượng. Làm theo phương châm định sẵn của
               Gia Cát Lượng mới có được Kinh, ích châu, trong “Long Trung đối” đã nói
               rõ.  Vì  vậy  Gia  Cát  Lượng  cũng  có  trách  nhiệm.  Nói  vậy  là  không  đúng.
               “Long Trung đối” của Gia Cát Lượng chỉ là quy hoạch tổng thể, không phải
               phương án thực hiện. Gia Cát Lượng không trực tiếp hạ lệnh Quan Vũ tiến
               công  Tương  Phàn,  vả  ông  cũng  không  có  quyền  đó.  Nếu  chỉ  vì  Gia  Cát

               Lượng có đối sách trong Long Trung mà đổ trách nhiệm lên đầu ông là không
               công bằng.

                  Hơn nữa trong Long Trung đối nói thế nào? Gia Cát Lượng đã nói rất rõ:
               “thiên hạ có biến, nên lệnh một thượng tướng cùng dân chúng Kinh châu đến
               Uyển, Lạc, tướng quân (Lưu Bị) dẫn dân chúng Ích châu ra khỏi Tần Xuyên”.
               Ý muốn nói tới quy hoạch của Gia Cát Lượng: một là, nếu thiên hạ có biến,
               hai là, cần đưa quân ra hai đường. Xin hỏi, lúc Quan Vũ tiến công Tương
               Dương  và  Phàn  Thành  thiên  hạ  có  biến  không?  Không.  Đưa  quân  ra  hai
               đường chăng? Cũng không. Vậy sao có thể nói là quán triệt cách bố trí chiến

               lược của Gia Cát Lượng. Hơn nữa theo tôi, Quan Vũ không những không
               quán triệt ý đồ chiến lược của Gia Cát Lượng, mà còn phá hoại cách bố trí
               chiến lược đó. Bởi vì mất Kinh châu là vĩnh viễn mất luôn khả năng tiến quân
               bằng hai đường lên bắc tiêu diệt Tào Tháo, thống nhất thiên hạ!

                  Tôi nghĩ, không phải Gia Cát Lượng không hiểu điều này. Vậy vì sao Gia
               Cát Lượng lại không ngăn cản hành động của Quan Vũ? Điều nuối tiếc này,
               chúng ta sẽ nói tới sau. Lúc này hãy trả lời vấn đề nhỏ thứ hai đã nói tới: vì
               sao phải phát động cuộc chiến tranh ở Tương Phàn?

                  Ngài Lã Tư Miễn cho đó là việc làm nhằm phối hợp với hành động của
   349   350   351   352   353   354   355   356   357   358   359