Page 352 - Phẩm Tam Quốc
P. 352
về Quan Vũ và vừa có tin thì người cũng được giải đến. Cái gọi là “báo đã
bắt được Vũ”, tức là đã có tin bắt được Vũ. Hơn nữa quan điểm của Bùi Tùng
Chi không phải là không có lý, cách nói trong Thục ký mới đáng ngờ. Nào là
“Vũ sống để đối địch với Lưu, Tào”! Lợi dụng Quan Vũ đối phó với Tào
Tháo thì còn được, muốn Quan Vũ đối phó với Lưu Bị, chỉ là kẻ ngốc nằm
mơ!
Vì vậy tôi nghĩ, Phan Chương hoặc Mã Trung đã giết Quan Vũ, nhưng
không phải “tự ý” mà là “theo lệnh”. Một khả năng, trước đó Tôn Quyền đã
có lệnh “Vũ đến là giết”. Tuy sử sách không ghi lại việc này, nhưng không
phải là không có. Vì vậy, có thể là Mã Trung đã giết Quan Vũ. Một khả năng
khác, sau khi được tin Quan Vũ bị bắt, Tôn Quyền đã truyền lệnh đó. Theo
Ngô chủ truyện, Quan Vũ bị bắt ở Chương Hương; theo Quan Vũ truyện,
Quan Vũ bị giết ở Lâm Thư; còn như Phan Chương truyện, Phan Chương và
Chu Nhiên “ngăn đường Vũ, đến Lâm Thư, ở Giáp Thạch”, lấy Lâm Thư làm
quân doanh, mai phục ở Giáp Thạch. Giáp Thạch ở về phía tây bắc Chương
Hương. Từ đó có thể suy ra, sau khi Phan Chương bắt được Quan Vũ ở
Chương Hương đã áp giải Vũ về quân doanh Lâm Thư. Lúc này, lệnh của
Tôn Quyền cũng vừa tới, Phan Chương đã giết Quan Vũ. Vì vậy, nói Tôn
Quyền giết Quan Vũ hoặc do Phan Chương giết đều được.
Thực ra, nếu nói việc giết Quan Vũ là do Phan Chương hoặc Mã Trung “tự
ý”, Tôn Quyền vẫn phải chịu trách nhiệm, bao giờ Lưu Bị cũng ghi nợ lên
đầu Tôn Quyền. Vì thế Tôn Quyền mới thấy sợ. Tôn Quyền liền nghĩ cách
gạt tội sang người khác. Theo chú dẫn Ngô lịch của Bùi Tùng Chi trong Quan
Vũ truyện, sau khi Quan Vũ bị giết, Tôn Quyền cho đem thủ cấp Quan Vũ
sang chỗ Tào Tháo. Rõ ràng Tôn Quyền muốn đánh lạc hướng, muốn để mọi
người hiểu, Tào Tháo đã giết Quan Vũ. Một mẹo nhỏ của Tôn Quyền lẽ nào
Tào Tháo lại không nhìn ra? Tháo liền cho hậu táng Quan Vũ theo lễ của chư
hầu. Ngang như tuyên bố với mọi người, ta không giết Quan Vũ. Nhưng vì
sao Tào Tháo lại không đem thủ cấp Quan Vũ trả lại cho Tôn Quyền? 1- Làm
như vậy có phần quá đáng, là trở mặt với Tôn Quyền, và lúc này hai bên còn
có minh ước liên hợp cùng đánh Quan Vũ. 2- Lúc này Tào Tháo đang là thừa
tướng vương triều nhà Đại Hán, là đại diện của “trung ương”, không lý gì lại
đem trả vật mà “địa phương” dâng lên “trung ương”. Tào Tháo chỉ còn cách
là hậu táng Quan Vũ để thanh minh cho bản thân.
Bất kể là thế nào, Quan Vũ chết thì Kinh châu cũng mất. Rõ ràng đây là
tổn thất nặng nề của tập đoàn Lưu Bị. Vì vậy cũng phải hỏi, cuối cùng thì ai