Page 348 - Phẩm Tam Quốc
P. 348

đường và thần không biết quỷ không hay cả đoàn đã đến Nam quận. Sĩ Nhân

               giữ Công An, Mi Phương giữ Giang Lăng. Hai người này vừa bất mãn vừa sợ
               hãi Quan Vũ. Vì vậy khi đại quân Lã Mông vừa tới, họ đã lần lượt ra hàng.
               Chờ khi Quan Vũ hiểu ra, Nam quận đã thuộc về họ Tôn. Đây chính là Áo
               trắng vượt sông.

                  Quan  Vũ  được  tin  Nam  quận  thất  thủ,  vội  vã  quay  về,  nhưng  tất  cả  đã
               muộn, Lã Mông đã giành được lòng người Nam quận. Bây giờ nhìn lại, thấy
               rõ Lã Mông là người rất có đầu óc chính trị. Sau khi vào Nam quận, Lã Mông
               vỗ về dân chúng, với chính sách mềm mỏng đã nhanh chóng ổn định được
               tình thế. Vậy Lã Mông đã làm những gì? 1- Hạn chế binh sĩ, kỷ luật nghiêm
               minh, không tơ hào của dân; 2- Xuống với trăm họ, hỏi han tình hình, chăm

               sóc sức dân; 3- Niêm phong kho tàng của Quan Vũ, chờ đợi Tôn Quyền; 4-
               Hậu đãi gia quyến Quan Vũ và các tướng sĩ, thu phục lòng dân. Theo Tam
               quốc chí – Lã Mông truyện, bấy giờ Quan Vũ vừa lo quay về vừa lo cử người
               đến liên hệ với Lã Mông. Mỗi lần như vậy, Lã Mông luôn hậu đãi sứ giả, để
               họ  đi  dạo  ở  trong  thành,  có  thể  thăm  hỏi  từng  hộ  từng  nhà,  thậm  chí  còn
               chuyển hộ thư tín của người nhà cho họ, khiến tùy viên của Quan Vũ biết
               được gia đình vẫn bình an, sinh hoạt khấm khá. Kết quả, Quan Vũ không về

               được, bộ hạ đã “mất hết ý chí”, không còn ai muốn liều mạng vì Quan Vũ.
                  Cùng lúc này, bên Lục Tốn cũng đã khải hoàn. Tướng giữ thành của Lưu

               Bị, người chạy đã chạy (như Nghi Đô Thái thú Phàn Hữu), người bại đã bại
               (như  Phòng  Lăng  Thái  thú  Đặng  Phụ),  kẻ  hàng  đã  hàng  (như  tướng  Thục
               Trần Phượng). Theo Tam quốc chí – Lục Tốn truyện, Lục Tốn “trước sau
               giết, chiêu nạp, có đến mấy vạn”. Tam quốc chí – Ngô chủ truyện nói, sau
               khi lấy xong Nghi Đô, Lục Tốn chiếm nốt Tỉ Quy, Kỳ Giang, Di Đạo, đóng
               quân ở Di Lăng, canh giữ Giáp Khẩu, phòng quân Thục tấn công. Theo Tam
               quốc chí – Lã Mông truyện, không lâu sau, Tôn Quyền đến Nam quận, lo

               việc chỉ huy, mở rộng mạng lưới, chờ Quan Vũ đến nộp mạng.
                  Lúc  này  Quan  Vũ  trước  sau  đều  có  địch.  Lúc  Quan  Vũ  rời  khỏi  Phàn
               Thành, bộ hạ của Tào Nhân chủ trương thừa thắng truy đuổi, bắt giết Quan

               Vũ, chỉ có Triệu Nghiễm phản đối, chủ trương lưu giữ Quan Vũ làm mối họa
               đối với Tôn Quyền (giữ lại nhằm hại Quyền). Triệu Nghiễm là nghị lang,
               nhiệm vụ là “giúp (Tào) Nhân về quân sự”, Tào Tháo phái Triệu đến chỗ Tào
               Nhân nhằm thực hiện ý đồ của mình. Về mặt thực tế, ý nghĩ của Tào Tháo và
               Triệu Nghiễm hoàn toàn giống nhau, để Tôn Quyền tiêu diệt Quan Vũ, Lưu
               Bị sẽ có mối thù sâu với Tôn Quyền. Vậy, bản thân Tào Tháo đã thực hiện
   343   344   345   346   347   348   349   350   351   352   353