Page 347 - Phẩm Tam Quốc
P. 347

nhiều sẽ không chịu lui quân ngay. Lúc này nếu thủ quân trong thành không

               biết đã được cứu thì rất bất lợi cho chúng ta. Vì vậy, nói bằng lòng bảo mật,
               nhưng thực tế lại cố ý làm lộ tin. Tào Tháo hoàn toàn nghe theo, liền lệnh Tử
               Hoảng sao thư của Tôn Quyền thành nhiều bản rồi bắn tin vào Phàn Thành và
               quân doanh Quan Vũ, công bố tin tức Tôn Quyền sẽ lén đánh Giang Lăng,
               Công An.

                  Đổng Chiêu dự liệu rất đúng. Thủ quân trong thành được tin, sĩ khí tăng
               bội, quyết tâm giữ thành càng lớn, còn Quan Vũ thì do dự, chưa quyết. Vì sao
               Quan Vũ lại lưỡng lự? Quan điểm của Hồ Tam Tỉnh trong lời chú dẫn Tư trị
               thông giám là Quan Vũ cho rằng Tôn Quyền “không dễ phá” được Giang
               Lăng, Công An, thành trì kiên cố; còn Phàn Thành đã bị nước lũ bao vây, như

               miếng thịt đã đến miệng, lẽ nào phải vứt bỏ công lao đã có? Thực không cam
               lòng.
                  Quan Vũ do dự, Từ Hoảng đã có cơ hội. Từ Hoảng nhận lệnh đến cứu

               Phàn Thành, nhưng vẫn án binh bất động, một mặt vì binh lực “không đủ để
               giải vây” mặt khác thời cơ chưa đến. Vừa khéo lúc này Tào Tháo lại cử thêm
               mười hai doanh nữa, thế là Từ Hoảng quyết định tấn công. Theo chú dẫn
               Thục ký của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Quan Vũ truyện, lúc đó Từ
               Hoảng và Quan Vũ đang đứng xa nhau ngoài chiến trường, nói chuyện phiếm
               “nói chuyện cũ không nói chuyện quân”, vì hai người trước đây là bạn bè khi

               còn dưới quyền Tào Tháo. Nhưng, chỉ trong nháy mắt, Từ Hoảng đã xuống
               ngựa đọc lệnh “chặt đầu Quan Vân Trường, thưởng ngàn cân vàng”. Quan
               Vũ ngẩn người, sao đại ca lại nói như vậy? Từ Hoảng nói: đây là việc công.
               Cũng tức là, việc tư là việc tư, việc công là việc công, Từ Hoảng làm việc
               công quyết không nương tay. Kết quả, Quan Vũ bị đánh tơi bời, đành phải rút
               khỏi Phàn Thành.

                  Phàn  Thành  được  giải  vây,  nhưng  Tào  Tháo  lại  không  thừa  thắng  truy
               kích. Đó không phải vì Tào Tháo nhân từ hoặc nghĩ tình cũ mà chỉ muốn
               ngồi nhìn hai hổ đấu với nhau. Tào Tháo tin rằng: Tôn Quyền đã mài dao từ
               lâu, tất sẽ không buông tay bỏ cuộc.

                  Tào Tháo dự liệu hoàn toàn chính xác. Quan Vũ do dự, Tôn Quyền không
               do dự. Không chỉ không do dự mà động tác nhanh nhẹn, kế hoạch tỉ mỉ. Theo
               Tam quốc chí – Lã Mông truyện, sau khi Lã Mông phụng mệnh đến Tầm
               Dương, nhằm che mắt địch, tinh binh ẩn trong thuyền lớn, để binh sĩ mặc áo

               trắng chèo thuyền, biến quân nhân thành thương nhân, binh thuyền cải trang
               thành thương thuyền. Lén tiêu diệt hết những vọng gác của Quan Vũ ở dọc
   342   343   344   345   346   347   348   349   350   351   352