Page 357 - Phẩm Tam Quốc
P. 357
Cát Lượng biết Quan Vũ thích hơn người (Lượng biết Vũ thích hơn người),
nên trả lời, Mã Mạnh Khỏi (Mã Siêu tự Mạnh Khởi) văn võ song toàn, mạnh
mẽ hơn người, gọi là “tuấn kiệt một thời”, có thể ngang với Trương Dực Đức
(Trương Phi) nhưng chưa thể là “tuyệt luận siêu quần” Mỹ Nhiệm Công
(Quan Vũ)! Quan Vũ xem xong mừng rỡ vô cùng đã đưa thư của Gia Cát
Lượng cho vị khách xem.
Có nhiều cách đánh giá về vấn đề này. Có người nói, Gia Cát Lượng giảo
hoạt, muốn được lòng cả đôi bên. Tôi nghĩ không phải thế. Ngược lại, lúc này
Gia Cát Lượng tuy chưa phải là thừa tướng nhưng đã biểu hiện tài của thừa
tướng. Nhiệm vụ của thừa tướng là gì? Là “điều tiết âm dương”, tức là xử lý
tốt mọi mối quan hệ. Mã Siêu vừa sang hàng, trong lòng còn băn khoăn lo
lắng, cần phải khẳng định và vỗ về, vả Mã Siêu đúng là nhân tài, lẽ nào lại hạ
thấp? Còn Quan Vũ không muốn ai hơn mình, nên chỉ có thể coi Mã Siêu là
“tuấn kiệt một thời” và “tuyệt không sánh bằng”.
Đương nhiên nói vậy, Gia Cát Lượng đã gây nên tác dụng phụ, tức là đã
quá “nuông chiều” Quan Vũ. Nhưng đây cũng không phải trách nhiệm của
Gia Cát Lượng. Tập đoàn Lưu Bị và bản thân họ Lưu đều phải có trách
nhiệm. Vì họ đều nhường Quan Vũ, quá đề cao Quan Vũ hoặc lấy biện pháp
đề cao để đối phó với Quan Vũ. Tháng bảy Kiến An năm thứ XXIV (Công
nguyên năm 219), Lưu Bị tự xưng Hán Trung vương, phong Quan Vũ Tiền
tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân, đồng
thời còn phong Hoàng Trung là Hậu tướng quân. Ngay lúc đó, Gia Cát
Lượng hiểu là Quan Vũ không vui. Vì nói về quan hệ, Hoàng Trung không
bằng được Trương Phi; về danh tiếng Hoàng Trung không bằng Mã Siêu.
Quan Vũ đâu chịu “cùng hàng”? Lưu Bị nói: Không sao, ta sẽ có cách. Lưu
Bị cử Phí Thi tới đó. Theo Tam quốc chí – Phí Thi truyện, Phí Thi vừa tới
chỗ Quan Vũ, quả nhiên Quan Vũ đã lồng lên nói: đại trượng phu sao có thể
ngồi cùng hàng với tên lính già! Phí Thi từ từ nói, nhà vua dùng người không
câu nệ. Hán vương (Lưu Bị) phá lệ cất nhắc Hoàng Hán Thăng (Hoàng
Trung) chỉ vì ông ấy vừa lập công lớn. Nhưng tận đáy lòng Hán vương Hán
Thăng sao bì được với quân hầu (Quan Vũ). Quân hầu và Hán vương có quan
hệ gì nào? Lòng dạ cùng nhau, máu thịt gắn kết, như là một người. Hán
vương vinh nhục là quân hầu vinh nhục, Hán vương họa phúc cũng là họa
phúc của quân hầu, lẽ nào quân hầu còn phải ngã giá với Hán vương? Phí Thi
này chỉ là người đưa tin, quân hầu không tiếp nhận, Phí Thi xin về, chỉ sợ
rằng quân hầu sẽ phải hối hận. Quan Vũ nghe xong đã hiểu ra, liền bái lạy
nhận phong.