Page 363 - Phẩm Tam Quốc
P. 363

Phi và Tôn Quyền là quân thần. Vì vậy trong nội bộ tập đoàn Giang Đông

               mới có ý kiến khác nhau. Theo chú dẫn Giang Biểu truyện của Bùi Tùng Chi
               trong Tam quốc chí- Ngô chủ truyện, Tôn Quyền nói luôn với bộ hạ, nghĩ
               xem năm đó chẳng phải Lưu Bang cũng đã nhận phong hiệu của Hạng Võ, là
               Hán vương sao? Chẳng qua chỉ là hợp thời, tùy cơ ứng biến mà thôi, quan
               trọng gì đâu?

                  Hiển nhiên, Tôn Quyền nhận phong hiệu của Tào Ngụy chỉ là kế tạm thời.
               Một khi thời cơ chín muồi, Tôn Quyền cũng sẽ xưng đế. Nhưng lúc này, Tôn
               Quyền chỉ có thể hòa hảo với Tào Phi, để tập trung sức lực đối phó với Lưu
               Bị. Trong thực tế, đồng thời với việc chuẩn bị về chính trị, Tôn Quyền đã
               chuẩn bị cả về mặt quân sự. Theo Tam quốc chí – Ngô chủ truyện, trước đó

               bảy tháng, tức là vào tháng tư Hoàng Sơ năm thứ II (Công nguyên năm 221),
               sau khi Lưu Bị xưng đế Tôn Quyền đã dời bộ chỉ huy của mình từ Công An
               đến  Ngạc  Thành  (thị  trấn  Ngạc  Châu,  Hồ  Bắc  ngày  nay),  đổi  tên  là  Vũ
               Xương (không phải khu Vũ Xương thị trấn Vũ Hán, Hồ Bắc bây giờ), Vũ
               Xương quận gồm có sáu huyện: Vũ Xương, Hạ Trĩ, Tam Dương, Dương Tân,
               Sài Tang, Sa Tiện. Vào tháng tám, Tôn Quyền đã giải thích về điểm này. Tôn
               Quyền nói: các bậc tiên hiền, tiên triết đã dạy, ở yên phải nghĩ đến nguy, (tổn

               đừng quên vong, an tất nghĩ đến nguy, lời dạy của người xưa). Huống chi
               đang ở bên lang, sói, có thể không chuẩn bị để ứng biến sao? Vì vậy, Tôn
               Quyền không kể tới những lời phản đối, “thà uống nước Kiến Nghiệp chứ
               không ăn cá Vũ Xương” đã kiên quyết dời đô đến Vũ Xương, và sau khi Lưu
               Bị xuất quân đã lập những phòng tuyến dọc theo Trường Giang. Mới hay,

               Tôn Quyền luôn luôn đề phòng Lưu Bị. Và cũng rõ, Tôn Quyền đã chuẩn bị
               chu đáo cho trận đánh.
                  So sánh để thấy, Lưu Bị chuẩn bị chưa đủ. Sau trận chiến Kinh châu, Lưu
               Bị vừa tức vừa hận, nhưng lại không bình tĩnh rút kinh nghiệm, không để

               binh mã được nghỉ ngơi, lại sức, đã vội vàng xưng hoàng đế. Tháng tư năm
               Bính Ngọ, Tào Ngụy Hoàng Sơ năm thứ II (ngày 15 tháng 5 Công nguyên
               năm 221), Lưu Bị lên ngôi hoàng đế tại núi Vũ Đản phía tây bắc Thành Đô.
               Nghi lễ kết thúc vội vã, và ngay trong tháng sáu đã điều binh khiển tướng,
               tháng  bảy  ngự  giá  thân  chinh,  còn  lệnh  Trương  Phi  đem  quân  hội  hợp  ở
               Giang Châu (nay là Trùng Khánh). Kết quả, Trương Phi chưa kịp hành động,

               đã bị bộ hạ giết chết, thủ cấp được đưa đến cho Tôn Quyền.
                  Trương Phi chết rõ ràng là một tổn thất nặng nề đối với Lưu Bị. Chúng ta
               đều biết số tướng lĩnh bên phía Lưu Bị có mấy người được coi là “Ngũ hổ
   358   359   360   361   362   363   364   365   366   367   368