Page 367 - Phẩm Tam Quốc
P. 367
có khả năng kết quả sẽ khác.
Chúng ta hãy xem xem Lục Tốn đã dùng binh như thế nào?
Theo Tam quốc chí- Tiên chủ truyện, Thục, Chương Vũ năm thứ II, tức
Ngô Hoàng Vũ năm đầu, tháng giêng Ngụy, Hoàng Sơ năm thứ III (Công
nguyên năm 222), tiền quân Lưu Bị đã đến Đi Lăng (thành cổ về phía đông
nam thị trấn Nghi Xương, Hồ Bắc ngày nay). Tháng hai, Lưu Bị đến Khiếu
Thành (cách ba mười dặm về phía bắc thị trấn Nghi Đô, Hồ Bắc ngày nay).
Theo chú dẫn Ngô thư và Tư trị thông giám của Bùi Tùng Chi trong Tam
quốc chí – Lục Tốn truyện và trong chuyện này, bấy giờ tướng lĩnh bên Ngô
nhao nhao đòi đánh, nhưng Lục Tốn không đồng ý. Lục Tốn hiểu rõ, Lưu Bị
vừa đến còn rất mạnh, cần phải bình tĩnh ứng chiến, còn nói với tướng lĩnh,
đại quân Lưu Bị vừa xuôi dòng tới đây, khí thế đang hăng, nhuệ khí đang
vượng, chiếm vùng cao điểm, ở nơi hiểm yếu, không thể dễ dàng phá được
chúng, giành toàn thắng lại càng khó. Nếu ra quân bất lợi, ảnh hưởng toàn
cục, vấn đề sẽ nghiêm trọng. Có điều, quân Thục hành quân trên núi, triển
khai khó khăn, lâu ngày sẽ thành quân mệt mỏi, hãy chờ xem tình thế diễn
biến thế nào. Tướng lĩnh nghe xong lại cho Lục Tốn là kẻ nhát gan sợ việc,
“đều thấy phẫn nộ”.
Lục Tốn đã có suy nghĩ của riêng mình. Lục Tốn lệnh toàn quân lùi sâu về
phía sau, nhường hàng mấy trăm dặm sườn núi hiểm trở cao ngất cho Lưu Bị,
quân Ngô giữ vững trước trận ở Khiếu Đình, không ra ứng chiến. Chẳng còn
cách nào khác, Lưu Bị đành phải lệnh tướng Ngô Ban lĩnh hàng mấy ngàn
quân hạ trại chỗ đất bằng. Các tướng lĩnh bên Ngô đều nói: lúc trước quân
Thục ở trong núi không đánh được, bây giờ trên đất bằng có thể đánh rồi
chứ? Lục Tốn lại nói: khoan đã! Lưu Bị làm vậy tất có gian trá. Quả nhiên,
Lưu Bị thấy mình không giấu được Lục Tốn, bèn cho cả tám ngàn quân mai
phục trong hang núi đánh thẳng ra. Lúc này tướng lĩnh bên Ngô mới vỡ nhẽ,
bái phục Lục Tốn liệu việc như thần.
Thực ra chỗ hơn người của Lục Tốn không chỉ ở biết thần cơ diệu toán mà
còn có sự trầm tĩnh. Ai đã đọc Tào Quệ luận chiến đều rõ: “chiến tranh cần
dũng khí. Một ra oai, hai yếu dần, ba cạn kiệt”. Quân Thục xuôi xuống, khí
thế hung dữ, hận là không thể nuốt nốt Đông Ngô. Nhưng khi họ đến Di
Lăng, đến tiền tuyến Khiếu Đình đã bị quân Ngô chốt chặt, suốt trong mấy
tháng không tìm được cơ hội quyết chiến. Thêm vào đó, việc vận chuyển khó
khăn, không đủ lương thực. Khí trời nóng bức, tinh thần ngày càng bạc
nhược, sĩ khí cũng ngày càng sa sút. Lúc này Lục Tốn mới tuyên bố, giờ phút