Page 372 - Phẩm Tam Quốc
P. 372
§36. Ở VĨNH AN GỬI CON
Sau khi bại trận ở Khiếu Đình, tháng tư năm sau, Lưu Bị ốm và qua đời ở
cung Vĩnh An. Trước đó, Lưu Bị đã sắp đặt hậu sự ổn thỏa, truyền ngôi cho
Lưu Thiền, gửi con cho Gia Cát Lượng, còn nói nếu nó bất tài, thì ngài hãy tự
thay đi. Về điểm này sử sách có hai cách nhận xét khác nhau. Vậy mục đích
và suy nghĩ của Lưu Bị là gì? Phía sau việc gửi con ở thành Bạch Đế còn ẩn
giấu điều gì sâu xa khó nói?
Tháng sáu nhuận Thục Hán niên hiệu Chương Vũ năm thứ II (Công
nguyên năm 222), Lưu Bị bại trận ở Khiếu Đình lui về huyện Vĩnh An, đóng
quân trong thành Bạch Đế. Lúc này Lưu Bị sức cùng lực kiệt, thân lại nhiễm
bệnh, nằm liệt giường. Lưu Bị tự biết sắp phải xa rời trần thế, nên đã bắt đầu
sắp đặt hậu sự. Vấn đề chủ yếu của “hậu sự” là trao chính quyền Thục Hán
cho ai. Theo quy chế thế tập, hoàng vị đương nhiên phải trao cho Lưu Thiền.
Nhưng lúc này Lưu Thiền mới mười bảy tuổi, vị thành niên, tài năng thì gần
như không bao giờ sánh bằng Lưu Bị, cần có người phò tá. Lưu Bị đã chọn
Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm. Trong Tam quốc chí – Tiên chủ truyện đã nói
rất rõ về điều này, “Tiên chủ bệnh nặng, gửi con cho thừa tướng Lượng,
Thượng thư lệnh Lý Nghiêm là phó”. Gửi con xong, Chương Vũ năm thứ III,
ngày hai mươi tư tháng tư (Công nguyên ngày 10 tháng 6 năm 223), Lưu Bị
băng hà tại cung Vĩnh An, thọ sáu mươi ba tuổi.
Lưu Bị gửi con là việc lớn trong sử Tam Quốc, bởi vì nó đã chia lịch sử
không quá dài của tập đoàn Lưu Bị và chính quyền Thục Hán từ một thành
hai: thời kỳ đầu, người lãnh đạo là Lưu Bị; về sau, người quan trọng là Gia
Cát Lượng. Việc phân thành hai kỳ là kết quả trực tiếp quá trình gửi con ở
cung Vĩnh An. Theo Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện, lúc thấy bệnh đã
nặng, Lưu Bị triệu gấp Gia Cát Lượng từ Thành Đô về cung Vĩnh An “bàn
hậu sự” và đã thổ lộ lòng mình. Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng: tiên sinh tài
năng gấp mười lần Tào Phi (tài gấp mười Phi), nhất định có thể yên nước yên
dân, xây dựng nghiệp lớn (có thể yên nước, dựng xong nghiệp lớn). Vì vậy
mong tiên sinh lo liệu mọi việc. Nếu Lưu Thiền còn được thì xin phò tá hắn
(nếu nó còn được thì phò tá). Nếu đứa trẻ này chẳng ra gì (nếu bất tài), tiên
sinh đừng ngại, cứ làm cho đúng (ngài hãy tự thay đi). Gia Cát Lượng nghe
mà nước mắt giàn giụa, nói không thành tiếng: nhất định vi thần sẽ toàn tâm
hết sức phò tá hoàng thượng (thần xin dốc hết sức), trung trinh một lòng báo
đền quốc gia (hết lòng trung trinh) với cả sinh mạng của mình (cho tới chết).
Lưu Bị liền xuống chiếu bảo ban Lưu Thiền, từ nay phải nghe lời thừa tướng