Page 375 - Phẩm Tam Quốc
P. 375

nghi ngờ)! Vì vậy, mấy lời gửi con gửi nước của Lưu Bị không phải là “một

               lòng một dạ”, ngược lại “ngầm có ngụy kế”.
                  Ở đây có vấn đề then chốt là tám chữ “nếu hắn bất tài, hãy tự thay đi” rốt
               cuộc  có  ý  gì.  Về  điểm  này,  ngày  nay  ngài  Phương  Bắc  Thần  có  suy  nghĩ
               khác. Trong Tam quốc chí – chú thích ngài Phương nói: chữ thay trong “hãy

               tự thay đi” không có nghĩa là thay thế mà là chọn lựa. Câu nói “nếu hắn bất
               tài, hãy tự thay đi” có thể giải thích thành, nếu đứa trẻ này chẳng ra gì, ngài
               có thể chọn lựa mà xử lý. Và cách xử lý cũng rất đơn giản, ngài có thể chọn
               một đứa khác trong số các con của Lưu Bị thay làm hoàng đế. Cũng tức là
               Lưu Bị cho Gia Cát Lượng được quyền phế lập, không phải muốn Gia Cát
               Lượng tự lập làm vua.

                  Như vậy là hợp lý. Thứ nhất, ngoài Lưu Thiền ra chí ít Lưu Bị vẫn còn hai
               người con nữa, Lỗ vương Lưu Vĩnh, Lương vương Lưu Lý, vẫn còn người để
               chọn. Thứ hai, theo chú dẫn Gia Cát Lượng tập của Bùi Tùng Chi trong Tam

               quốc chí – Tiên chủ truyện, trước lúc lâm chung Lưu Bị đã gọi Lỗ vương Lưu
               Vĩnh đến, nói: sau khi trẫm mất, anh em ngươi phải “coi thừa tướng như cha,
               ngươi phải nghe lời thừa tướng”. Lưu Bị như muốn nói với Lưu Thiền, phía
               sau ngươi còn có người khác, cũng có thể hiểu Lưu Bị coi trọng Lưu Vĩnh,
               coi là “đội thay thứ hai”. Thứ ba, ban cho Gia Cát Lượng được quyền phế
               lập, coi như Lưu Bị đã bất chấp luật lệ, đã tín nhiệm đặc biệt, vậy làm gì còn

               có chuyện nhường cả hoàng vị.
                  Vì vậy, tôi cho rằng ngài Phương giải thích hợp lý, ít ra cũng là lời nói của
               người thần. Theo lời giải thích đó thì đúng là Lưu Bị đã gửi nước, gửi nhà,
               gửi con và chính quyền cho Gia Cát Lượng và đúng là Lưu Bị “một lòng một

               dạ”, là “quân thần chí công, mẫu mực xưa nay”. Gia Cát Lượng nghe mấy
               câu nói của Lưu Bị, đương nhiên cũng không phải vì bị bức tới góc tường
               nên đã “moi gan moi ruột ra để bộc lộ”, Gia Cát Lượng rơi lệ vì xúc động
               thực sự. Vì vậy, ở phần trên chúng ta đã không giải thích câu nói “hãy tự thay
               đi” thành “ngài có thể giữ mà thay đi”, mà giải thích là “ngài có thể quyết
               định mọi việc”. Trong thực tế, ban cho thần tử quyền quyết định mọi việc,

               khi đó coi như được nhận hoàng ân sâu xa, ân trọng như núi.
                  Nhưng vẫn còn vấn đề chúng ta phải bàn.

                  Vấn đề thứ nhất: nếu ý của Lưu Bị chỉ là ban cho Gia Cát Lượng quyền
               phế lập, không phải được lấy và thay thế thì vì sao Lưu Bị lại nhắc tới Tào
               Phi? Tào Phi không hề là “cố mệnh đại thần” gì đó, càng không phải là “tấm
               gương tốt” của một thần tử. Và mọi người đều rõ, lúc này Tào Phi đã hạ bệ
   370   371   372   373   374   375   376   377   378   379   380