Page 373 - Phẩm Tam Quốc
P. 373
như nghe lời cha (làm việc với thừa tướng như làm việc với cha).
Đó là việc Ở Vĩnh An gửi con nổi tiếng, cũng từ đây sử sách đã bàn cãi rất
nhiều.
Trước hết, Trần Thọ là người khẳng định và tán thưởng. Lời bình của Trần
Thọ trong Tam quốc chí – Tiên chủ truyện nói: việc làm của Lưu Bị là hình
mẫu về chí công vô tư lớn nhất trong quan hệ quân thần từ xưa tới nay (quân
thần vì việc công, là mẫu mực xưa nay). Vì sao vậy? Vì Lưu Bị hoàn toàn
yên tâm giao phó đất nước cùng đứa con đẻ vào tay Gia Cát Lượng (gửi con
và nước cho Gia Cát Lượng), Lưu Bị một lòng tin tưởng (một lòng một dạ).
Theo tôi, Trần Thọ nói vậy hẳn đã dựa vào câu nói “nếu hắn bất tài, ngài hãy
tự thay đi”. Câu nói của Lưu Bị ngầm chỉ điều gì, Trần Thọ không nói rõ,
chúng ta cũng không nên đoán mò, nhưng nhìn chung có thể giải thích là, nếu
Lưu Thiền “vực mà không dậy nổi”, thì mong Gia Cát Lượng cứ giữ mà thay
đi. Trong thời đại quân chủ cha truyền con nối bất di bất dịch thì điều đó
không chỉ khó thấy, còn có thể coi là vô cùng vĩ đại. Điều đó có nghĩa, đặt lợi
ích nhân dân đất nước trên tất cả. Vì quốc gia, dân tộc nguyện hi sinh gia tộc
mình, vứt bỏ quyền lực mà trời đã ban tặng. Đúng là chí công vô tư (quân
thần chí công), đúng là không tiền khoáng hậu (mẫu mực xưa nay).
Nhưng có thể là như vậy không?
Theo tôi thì không thể. Thứ nhất, trong sử Trung Quốc chưa hề có lệ này.
Bất kể là Tần Hoàng Hán Vũ trước thời Lưu Bị hay Đường Tông Tống Tổ
sau thời Lưu Bị chưa có hoàng đế nào lại loại bỏ con mình, trao giang sơn xã
tắc cho người khác. Các hoàng đế thường đêm ngày suy nghĩ, làm gì để giữ
nền thống trị của gia tộc mình, để truyền lại cho con cháu muôn đời mai sau.
Đó là đặc điểm chung của mọi hoàng đế xưa nay, Lưu Bị sao có thể là ngoại
lệ? Thứ hai, coi Lưu Bị là ngoại lệ, nhưng chứng ta không hiểu do đâu Lưu
Bị có những ý nghĩ như vậy. Bởi vì các bậc đế vương trong sử Trung Quốc
chỉ suy nghĩ để “thay triều đổi đại” và chưa hề có quan niệm dân chủ “luân
phiên cai trị”. Nếu nghĩ như vậy thật, thì Lưu Bị há chẳng phải là Washington
sao? Thứ ba, cho dù Lưu Bị muốn trở thành Washington thì Gia Cát Lượng
cũng không dám làm Adams hoặc Jefferson, vì không có ai coi việc thay thế
đó là chính đáng. Tôn Quyền khuyên Tào Tháo thay nhà Hán, Tào Tháo liền
nói: Tôn Quyền có ý xấu; Lưu Bị để Gia Cát Lượng “tự thay đi”, thế chẳng
phải đã nướng Gia Cát Lượng trên bếp lửa sao? Hơn nữa lúc đó Tào Tháo chỉ
là chỗ dựa của hoàng đế, đã bị chửi là “Hán tặc”; nếu đúng là Gia Cát Lượng
tự thay Lưu Thiền, sẽ bị người đời coi là cái gì?