Page 370 - Phẩm Tam Quốc
P. 370

(thuộc tây bắc Chi Thành, Hồ Bắc ngày nay). Tôn Hoàn là cháu họ của Tôn

               Quyền (cha Hoàn là Tôn Hà có họ với Tôn Kiên), Hoàn là An Đông trung
               lang tướng. Vì vậy, Tôn Hoàn cầu viện với Lục Tốn, chủ tướng đều nói nên
               ra quân, nhưng Lục Tốn vẫn án binh bất động. Lục Tốn nói: An Đông rất
               được lòng người, Di Đạo tường cao hào sâu, lương thực đầy đủ, không gì
               phải lo. Chờ khi cơ mưu của bản soái được thi triển, quân vây Di Đạo không
               đánh cũng tan. Quả nhiên, lúc Lục Tốn vừa phóng hỏa, bên chỗ Tôn Hoàn đã
               được giải vây. Theo Tam quốc chí – Tôn Hoàn truyện và Lục Tốn truyện, sau

               khi được giải vây, Tôn Hoàn đã xẻ núi bắc cầu, khơi thông dòng chảy để
               nhanh tới cản đường Lưu Bị, khiến Lưu Bị phải vượt suối băng rừng mới
               thoát hiểm. Về sau Lưu Bị từng bực dọc nói: lúc trẫm đến Kinh Khẩu, Tôn
               Hoàn còn là đứa bé (lúc hai bên đánh nhau, Tôn Hoàn mới hai mươi nhăm
               tuổi), bây giờ hắn đã bức trẫm ghê vậy! Tôn Hoàn nói với Lục Tốn, Tôn mỗ
               cầu viện không được đã oán hận tướng quân, nghĩ lại mới thấy, tướng quân

               thật biết cách điều động!
                  Đúng là Lục Tốn bình tĩnh, có cách điều quân, nhất là biết nhẫn nhịn trước,
               chế ngự người khác sau, bảo đảm bên Ngô ra quân là thành công, giành toàn
               thắng. Lục Tốn là người nhìn xa trông rộng nên mới làm được như vậy. Số

               tướng lĩnh dưới quyền Lục Tốn lúc đó nếu không phải là chư tướng nguyên
               lão thì cũng là hoàng thân quốc thích, người người đều không biết sợ, không
               dễ phục tùng. Lục Tốn đã mở hội nghị, tay cầm bảo kiếm, giọng nói đanh
               thép. Lục Tốn nói: Lưu Bị là người nổi tiếng, ai cũng biết, ngay cả Tào Tháo
               cũng có phần nể sợ. Lúc này Lưu Bị lĩnh đại quân xâm phạm lãnh thổ nước

               ta, đó là đối thủ đáng gờm, không thể xem thường! Chư vị mang ân đất nước
               nên phải cùng ta chống kẻ thù chung, có lý gì không theo sự chỉ huy của ta?
               Lục mỗ tuy là thư sinh nhưng được phục mệnh chúa thượng. Chúa thượng
               xem trọng Lục Tốn vì Lục Tốn có thể nhẫn nhục gánh vác việc lớn. Nay
               nhiệm vụ không được thoái thác; quân lệnh như sơn, không thể vi phạm. Bản
               soái có lời nói trước!

                  Lời Lục Tôn như có đanh có thép, thêm vào đó Lục Tốn có tài cầm quân,
               nên ai nấy đều thán phục. Thế rồi Tôn Quyền đã hỏi, chư tướng không nghe
               chi huy, sao tướng quân không báo với quả nhân? Lục Tốn trả lời nói: vi thần
               tuy  bình  thường  yếu  đuối,  nhưng  từng  được  nghe  chuyện  của  Lạn  Tương

               Như, Khâu Tuân. Tôn Quyền cười lớn, thăng Lục Tốn làm phò quốc tướng
               quân, lĩnh Kinh châu mục, phong Giang Lăng hầu. Trong Lưu Bị truyện ngài
               Trương Tác Diệu tổng kết việc thành bại trong trận chiến Khiếu Đình cho
               rằng, có bốn nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của Tôn Quyền, một trong số đó
   365   366   367   368   369   370   371   372   373   374   375