Page 366 - Phẩm Tam Quốc
P. 366
là nước nhỏ, một mình Vũ là đại tướng, nay Vũ chết, ai là người dám ra
quân? Lưu Hoa khẳng định sẽ có người dám. Lưu Hoa nói, tuy Thục vừa nhỏ
vừa yếu, nhưng sách lược của Lưu Bị lại là, phải bằng vũ lực để mạnh hơn,
nên họ sẽ mở cờ gióng trống, diễu võ giương oai để tỏ rõ sức mạnh có thừa.
Hơn nữa, Lưu Bị và Quan Vũ “nghĩa là quân thần, ân là cha con”, Quan Vũ
chết nếu không báo thù thì coi sao được.
Lưu Hoa nói cũng có lý, có thể lúc đó Lưu Bị cũng nghĩ như vậy. Tóm lại,
tôi thấy có ba nguyên nhân khiến Lưu Bị đánh Ngô: thứ nhất, tình cảm Quan
Vũ và Lưu Bị như tay chân, cùng sống cùng chết, thù đó không thể không
báo. Thứ hai, trong thời đại cá lớn nuốt cá bé, Lưu Bị bé nhỏ, tất phải lấy
công để thủ; Tào Ngụy quá mạnh, chỉ có thể công kích Đông Ngô. Đương
nhiên, ở đây còn một nguyên nhân quan trọng nữa, không thể không đoạt lại
Kinh châu. Phần trước đã nói, Kinh châu là mạng sống của Lưu Bị, chẳng
nhẽ cứ để ở trong tay Tôn Quyền? Nguyên nhân thứ ba chính là điều này.
Đương nhiên muốn đoạt lại Kinh châu phải tính kế lâu dài, phải chuẩn bị
kỹ. Chí ít cũng phải đầy đủ mọi mặt trong quá trình chiến tranh. Theo Tam
quốc chí – Hoàng Quyền truyện, Biên tướng quân Hoàng Quyền lúc đó lo
ngại từ xa đánh thẳng vào là có phần mạo hiểm, từng nói với Lưu Bị nên
đánh đâu chắc đó. Hoàng Quyền nói: quân Ngô kiêu dũng thiện chiến, đối
phó không dễ; quân ta tiến xuống theo đường sông, tiến dễ lui khó. Vì vậy vi
thần xin làm tiên phong thăm dò nông sâu trước, bệ hạ chỉ huy ở hậu phương
là được. Lưu Bị không nghe, còn điều Hoàng Quyển đến Giang Bắc, và mặc
tất cả, tự mình tiếp tục tiến tới.
Lưu Bị đã sai lầm. Thực tế thì trong cả trận đánh ở Khiếu Đình tình cảm
Lưu Bị bộc lộ bằng hai chữ: nôn nóng. Tất nhiên, nếu đối phương cũng nôn
nóng thì còn được. Tiếc rằng chủ soái của đối phương không những không
nôn nóng, mà hết sức trầm tĩnh. Hơn nữa, Lưu Bị càng nôn nóng, đối phương
càng lạnh lùng. Đây cũng là nguyên nhân thứ ba khiến Lưu Bị thất bại trong
trận Khiếu Đình. Lục Tốn chỉ huy chắc chắn.
Lục Tốn là tổng chỉ huy quân Ngô trong trận Khiếu Đình. Theo Tam quốc
chí – Lục Tốn truyện, sau khi Lưu Bị đưa quân xuống phía đông, Tôn Quyền
lệnh Lục Tốn là đại đô đốc, giá tiết, (ý là có thượng phương bảo kiếm), sai
Chu Nhiên, Phan Chương, Tống Khiêm, Hàn Đang, Từ Thịnh, Tôn Hoàn,
Tiên Vu Đan lĩnh năm vạn quân ngược lên chống giặc. Lúc này nhìn lại, thấy
quyết sách của Tôn Quyền là hoàn toàn chính xác, cách dùng người hết sức
thỏa đáng. Thực tế cho hay, nêu trận đánh này không do Lục Tốn chi huy thì