Page 365 - Phẩm Tam Quốc
P. 365

không được Đông chinh.

                  Nói ra cũng chẳng có gì là lạ. Thực tình thì Lưu Bị và Tào Tháo cũng
               giống nhau, đều là những nhân vật cường quyền, không muốn người khác
               phản đối phương châm chiến lược và đường lối chính trị của mình, vân đề là
               đường lối, phương châm đó đúng hay sai. Hãy chưa bàn đến việc xưng đế,

               nói tới việc Đông chinh. Vì sao Lưu Bị phải Đông chinh? Một số người nói
               vì muốn báo thù cho Quan Vũ. Tam quốc chí – Pháp Chính truyện cũng nói
               “rửa nhục cho Vũ” hoặc vì tức giận. Nói vậy là không đúng. Tam quốc sử
               thoại của ngài Lã Tư Miễn nói, báo thù thay cho nghĩa đệ “rõ ràng là nói
               đùa”, nói quân Lưu là đoàn quân phẫn nộ “cũng chưa hẳn là vậy”. Tôi thấy
               ngài Lã nói có lý. Vì sao? 1- Con người kiên định, khó lay chuyển như Lưu

               Bị  sẽ  không  làm  việc  theo  cảm  tính.  2-  Sau  khi  Quan  Vũ  bị  hại,  Lưu  Bị
               không tỏ ra đau đớn lắm hoặc đập bàn tức giận mà đang mải mê với việc
               xung đế của mình, cũng không kịp phong hầu cho Quan Vũ, năm Cảnh Diệu
               thứ III (Công nguyên năm 260), hậu chủ Lưu Thiền mới truy ích Quan Vũ là
               Tráng mâu hầu. 3- Lúc Lưu Bị ra quân là nửa năm sau khi Quan Vũ mất, vậy
               đâu phải là sự rung động của tình cảm? Chỉ có thể nói đó là phương châm đã
               định.

                  Nhưng chúng ta đều biết, theo kế sách Long Trung của Gia Cát Lượng,
               phương châm định sẵn của Lưu Bị là liên Ngô chống Tào, Triệu Vân cũng

               nói: “hợp lòng dân phải sớm lấy Quan Trung”, không nên bỏ qua Tào Ngụy,
               đánh Đông Ngô trước. Vậy vì sao Lưu Bị làm việc không theo quy hoạch
               chiến lược của Gia Cát Lượng, cũng không nghe theo Triệu Vân? Ngài Lã
               cho rằng, rất giống với chủ trương của Lã Mông không đánh Từ châu mà
               đánh Kinh châu, giống như ăn thị phải chọn quả thật chín. Nói vậy là có lý.
               Tào Ngụy là kẻ thù mạnh đã có cả nửa thiên hạ, đâu phải miếng ăn dễ nuốt?
               Rõ ràng là phải tính toán. Vì vậy Lã Mông thấy dễ đối phó với Quan Vũ hơn,

               Lưu Bị thấy dễ lấn lướt với Tôn Quyền hơn. Lã Mông, người làm cho Lưu
               Bị, Quan Vũ bị hố to, thì sau khi tranh đoạt Kinh châu kết thúc, chưa kịp lĩnh
               thưởng đã qua đời, người thế chân là thư sinh Lục Tốn, chẳng nhẽ lại khó đối
               phó?

                  Bên phía Tào Ngụy đã có người thấy rõ điểm này. Theo Tam quốc chí –
               Lưu Hoa truyện, vào năm thứ hai sau khi Quan Vũ bị hại, tức là Ngụy văn đế
               hiệu Hoàng Sơ năm đầu (Công nguyên năm 220) Lưu Bị ra quân, Tào Phi
               xuống chiếu quần thần, mong họ đoán xem phải chăng Lưu Bị ra quân đánh
               Ngô để trả thù cho Quan Vũ, mọi người đều cho là không phải. Họ nói, Thục
   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369   370