Page 377 - Phẩm Tam Quốc
P. 377
Nhưng các ngài đáng mến đã quên mất một điều, quan hệ dù tốt đến đâu thì
quân thần vẫn là quân thần, vua dù tin tưởng thần tử tới đâu thì vẫn là vua.
Huống chi, Lưu Bị lại không phải là vị vua bình thường. Lưu Bị ra sức giành
giật mới có được giang sơn này, với mọi người Lưu Bị là “thiên hạ kiêu
hùng”. Vì vậy, e không nên hiểu tâm tư của Lưu Bị quá đơn giản như mấy
thư sinh.
Phải nói là vua mới hiểu nhất tâm tư của vua. Vì vậy, nên lưu tâm tới lời
bình của hoàng đế Khang Hi. Theo Ngự phê thông giám tập lãm, Khang Hi
nhìn thấy trong lời của Lưu Bị có lời, ngoài lời ra còn có lẽ, hơn nữa còn tỏ ra
hẹp hòi, ngờ vực. Khang Hi nói: chẳng phải Chiêu Liệt (Lưu Bị) thường nói
mình và Gia Cát Lượng tình sâu như cá với nước? Lẽ nào Lưu Bị lại không
hiểu Gia Cát Lượng luôn trung trinh như nhất? Vậy sao khi gửi con còn phải
nói những lời quái gở, nghi ngờ lẫn lộn như vậy (nói lời nghi ngờ)? Khang Hi
kết luận: phẩm hạnh người trong thời đại Tam Quốc vô cùng quỷ quyệt
(người Tam Quốc lấy dối trá làm đầu, đáng ghét)!
Đó là kết luận của Khang Hi. Cách nói được coi là giống nhau. Thực tình
thì lời gửi con của Lưu Bị đâu phải là “tật xấu của Tam Quốc”? Nói chính
xác thì đó là “tâm tư đế vương”. Tôn Sách tuy chưa phải là đế vương nhưng
tâm tư cũng là vậy. Tôn Sách tuy chưa phải là hoàng đế nhưng cũng là vua
chúa, vua chúa tự mình giành được giang sơn. Những người như vậy, không
hề muốn cơ nghiệp khó khăn mới giành được của mình rơi vào tay người
khác. Nhưng thật đáng tiếc, như trong Nhàn thoại tam phân ngài Trần Nhĩ
Đông nói: số phận Lưu Bị và Tôn Sách đều không tốt. Hai người thay thế,
Tôn Quyền mười tám, Lưu Thiền mười bảy đều là vị thành niên (chưa đến
tuổi đội mũ). Tuổi trẻ có trấn áp nổi mấy “ông chú” vốn là kiêu binh dũng
tướng, khai quốc nguyên huân kia không? Không thể yên tâm được. Không
yên tâm nên phải gửi con. Người được ủy thác không thể chọn tùy tiện, phải
là người có quan hệ tốt, uy vọng cao, năng lực mạnh. Không thể ủy thác cho
những người không có quan hệ tốt. ủy thác cho người uy vọng không cao,
năng lực yếu cũng chẳng có ích gì. Nhưng người uy vọng cao, thế lực mạnh
sẽ không phải là người nhân lúc cô nhi quả phụ, giang sơn chưa ổn định rồi
lấy mà thay thế chứ? Không gửi hoặc gửi đều rất khó khăn. Vì khó khăn nên
phải đánh bài ngửa. Hoặc nói như ngài Trần, “có gì nói hết – thấu triệt”. Thế
nào là thấu triệt? “Nếu hắn bất tài, ngài hãy tự thay đi”. Nói tới mức ấy, mọi
người sẽ chẳng có gì để nói nữa.
Đây là chiêu thực cao siêu. Như trên đã nói, quan hệ dù tốt đến mấy thì