Page 382 - Phẩm Tam Quốc
P. 382
muốn nhắc nhở hoặc nói thẳng ra. Ai nấy đành phải giấu kín trong lòng. Gia
Cát Lượng phải ra sức để hoàn thành mọi công việc, Lưu Bị thì dựa vào Pháp
Chính giành nhiều lợi ích hơn nữa.
Vấn đề là hiện nay Pháp Chính đã khuất. Trong số các mưu thần, Bàng
Thống, Hứa Tĩnh, Lưu Ba, Mã Lương đều đã mất; trong số võ tướng, Quan
Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung cũng đã mất. Người còn lại có năng
lực và tiếng tăm nhất, trừ Gia Cát Lượng ra chỉ còn Triệu Vân và Ngụy Diên.
Lưu Bị vô cùng tín nhiệm Ngụy Diên, mỗi khi Tiên chủ xuất chinh văn có
Pháp Chính, võ có Ngụy Diên, nhưng vì sao vẫn không thể gửi con cho Ngụy
Diên? Người có thể gửi con chỉ có thể là Gia Cát Lượng, vả lúc này Gia Cát
Lượng còn là thừa tướng, Lục thượng thư sự, giá tiết, kiêm Tư lệ hiệu úy.
Nhưng quan hệ quân thần lúc này đã khác trước, nên mới có màn mở đầu đó,
mới có phương án “phức tạp khác” – “Thượng thư lệnh Lý Nghiêm là phó”.
Lý Nghiêm nguyên là thái thú Kiền Vi, tháng mười năm Chương Võ thứ II
(Công nguyên năm 222) lên làm thượng thư lệnh, sau lúc bại trận ở Khiếu
Đình tới nay là bốn tháng, trước khi gửi con ở Vĩnh An là sáu tháng, rõ ràng
đây là sự sắp đặt đặc biệt của Lưu Bị. Về sự sắp xếp đặc biệt này, ngài Điền
Dư Khánh giảng viên đại học Bắc Kinh có cách nói khác, chúng ta sẽ nói tới
sau.
Phần trên là nhận xét của tôi về việc Ở Vĩnh An gửi con, nhưng đây vẫn
chỉ là sự suy đoán. Nhưng dù là gì thì Lưu Bị cũng đã gửi con cho Gia Cát
Lượng và Gia Cát Lượng cũng đã nhận trách nhiệm nặng nề với chính quyền
Thục Hán. Đối với một chính trị gia kiệt xuất mà nói, đây không chỉ là cơ hội
thực hiện nhiệm vụ chính trị, lý tưởng chính trị, đồng thời đây cũng là một
trách nhiệm nặng nề, một áp lực to lớn. Hiển nhiên, là một chính trị gia muốn
trị lý đất nước, củng cố chính quyền thì trước hết phải xử lý tốt mọi mối quan
hệ. Vậy, Gia Cát Lượng đã làm gì, và từ đó, chúng ta có thể có được những
gợi ý gì?