Page 378 - Phẩm Tam Quốc
P. 378
quân thần vẫn là quân thần, vua tin tưởng thần tử đến mấy thì vẫn là vua.
Huống chi như ngài Trần Nhĩ Đông nói: đối với “người anh hùng” như Lưu
Bị và Tôn Sách, người được tin tưởng nhất cũng là người bị nghi ngờ nhất,
bởi vì cả hai bên đã hiểu nhau đến chân tơ kẽ tóc. Về điểm này, người làm
vua hiểu rõ nhất và người là thần cũng hiểu rõ nhất. Nếu ai cũng giữ kín
trong lòng, sẽ sinh ra xa cách và nghi ngờ; và trong lúc gửi con thì không thể
có xa cách và nghi ngờ; vậy tốt nhất là nói thẳng ra, nói cho hết. Nói thẳng
nói hết, thì hai bên sẽ hiểu, ai cũng yên tâm. Lưu Bị yên tâm ra đi, Gia Cát
Lượng yên tâm mà làm việc, chẳng vẹn cả đôi đường, công tư đều có lợi sao?
Đương nhiên, trên “lập trường cổ xưa” mà xét, chiêu “cao minh” này không
phải là “góc nhìn hiện đại”, nhưng cũng chỉ có thể như vậy. Chúng ta không
thể yêu cầu Lưu Bị là Washington.
Cũng có thể có người nói: quan hệ quân thần, tâm tư đế vương bạn nhắc
tới đó là nói chung, còn như quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng không thể
coi là quan hệ đặc biệt được sao? Nên biết rằng, hai người gặp nhau, trước đó
“ba lần đến lều tranh”, sau có “ở Vĩnh An gửi con”, có thể coi là gan ruột giãi
bầy, sướng khổ cùng chịu, lẽ nào chỉ là quan hệ chung chung? Rất nhiều
người xưa kia đã biết điều này. Trong lời chú dẫn Gia Cát Lượng truyện của
Bùi Tùng Chi có nói: “Quân thần tương ngộ của Lượng được coi là hiếm có”.
Theo Tam quốc chí – Tiên chủ truyện, Lưu Bị cũng nói: “Cô có Khổng Minh,
như cá gặp nước vậy”. Đã vậy, sao lúc gửi con còn phải ngờ vực, còn phải
thấu triệt đây?
Xem ra, chúng ta vẫn còn phải nói tới quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát
Lượng.
Vậy, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng là thế nào? Mối quan hệ đó có
thực là “hiếm có” không? Nhưng đó chỉ là “tương ngộ” ban đầu; đúng là từng
như cá gặp nước, và cũng chỉ là trước cuộc chiến Xích Bích. Về sau thì khó
nói. Trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện ghi chép rất rõ, sau ba lần
đến lều tranh Lưu Bị và Gia Cát Lượng thường tựa gối tâm tình, hai bên “tình
ngày một thắm thiết” dẫn tới “Quan Vũ Trương Phi cũng không vui”. Trước
trận chiến Xích Bích, Gia Cát sang sứ Đông Ngô, ngoại giao đàm phán, gây
dựng liên minh Tôn Lưu, giúp Lưu Bị ngăn giặc giành thắng, thoát cảnh gian
nan, có thêm bốn quận Giang Nam ở Kinh châu, nhận làm quân sư Trung
lang tướng. Giai đoạn này được coi là “kỳ trăng mật” của Lưu Bị và Gia Cát
Lượng.
Nhưng từ trận chiến Xích Bích (Công nguyên năm 208) đến gửi con ở