Page 380 - Phẩm Tam Quốc
P. 380

Lưu Bị.

                  Dù vậy cũng không có gì lạ. Gia Cát Lượng là người lập ra quy hoạch,
               nhưng không nhất thiết phải chấp hành; Bàng Thống, Pháp Chính theo Lưu
               Bị nam chinh bắc chiến, tình cảm ngày một sâu sắc cũng là lẽ thường. Nhưng
               điều kỳ lạ là, Quan Vũ đánh Tương Phàn, Lưu Bị tiến công Đông Ngô, sự

               thực đã chỉ rõ đều là những quyết sách sai lầm, nhưng vì sao Gia Cát Lượng
               không phản đối? Lúc Quan Vũ đánh Ngụy (Công nguyên năm 219), Pháp
               Chính hãy còn (là Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân), đương nhiên
               Quan Vũ phải nghe theo Pháp Chính. Nhưng lúc Lưu Bị đánh Ngô (Công
               nguyên năm 221), Bàng Thống không còn, Pháp Chính cũng đã mất (mất vào
               Công nguyên năm 220), vì sao Gia Cát Lượng vẫn không nói một lời nào?

               Theo Pháp Chính truyện chúng ta biết, sau khi Lưu Bị bại trận ở Khiếu Đình,
               Gia Cát Lượng từng thở dài nói: nếu Pháp Hiếu Trực (Pháp Chính) còn sẽ
               không như thế này. Nhất định Pháp Chính sẽ ngăn được hoàng thượng không
               để  hoàng  thượng  Đông  chinh  (ngăn  được  chúa  thượng,  lệnh  không  đi  về
               hướng đông). Và nếu cứ Đông chinh, cũng không thảm bại thế này (tất không
               đổ vỡ hoàn toàn)!

                  Đây là thái độ của Gia Cát Lượng sau trận chiến Khiếu Đình và đây cũng
               là tài liệu duy nhất còn ghi lại trong sử sách. Phải chăng đây là điều sau này
               Gia Cát Lượng mới hiểu được? E không phải. Nhưng nếu là đúng thì lẽ nào

               chờ “xong việc Gia Cát Lượng mới nói”? Trên thực tế thì Gia Cát Lượng có
               điều khó nói. Mọi người đều biết, trong quy hoạch chiến lược của mình Gia
               Cát Lượng chủ trương “giao hảo với Tôn Quyền”, với Tôn Quyền “có thể
               giúp, không thể lấy”. Xét về điểm này, Gia Cát Lượng không mấy tán thành
               việc đánh Ngô. Nhưng lại không nói. Vì sao không nói? Có thể là Gia Cát
               Lượng  không  muốn  mất  Kinh  châu  hoặc  mang  tâm  lý  may  rủi  trong  trận
               chiến Khiếu Đình. Nhưng cũng không thể loại bỏ một khả năng nữa, biết,

               nhưng nói thì có tác dụng gì, chi bằng không nói.
                  Vậy, có chứng cứ gì về khả năng sau cùng không? Có. Chứng cứ có ngay
               trong câu nói của Gia Cát Lượng: “nếu Pháp Hiếu Trực còn thì có thể ngăn

               được chúa thượng”. Ý tứ câu nói đã rất rõ: thứ nhất, Lưu Bị chỉ nghe theo
               Pháp Chính. Nếu Pháp Chính phản đối, Lưu Bị sẽ không đánh Ngô. Thứ hai,
               Pháp Chính không còn, Lưu Bị không nghe lời người khác, kể cả lời của Gia
               Cát Lượng. Hiển nhiên, quan hệ của Pháp Chính, và Gia Cát Lượng với Lưu
               Bị có khác nhau. Lưu Bị coi Gia Cát Lượng “kính trọng như khách”, đối với
               Pháp Chính thì “nghe lời theo kế”. Và đây cũng có thể coi là một trong những
   375   376   377   378   379   380   381   382   383   384   385