Page 383 - Phẩm Tam Quốc
P. 383
Phần 4. LẠI ĐƯỢC NHẤT THỐNG
§37. QUÂN THẦN ĐẶC BIỆT
Sau khi Lưu Bị bệnh và qua đời ở Vĩnh An. Lưu Thiền kế thừa vương vị
chỉ là trên danh nghĩa, mọi quyền hành quân chính đều trao vào tay Gia Cát
Lượng, chính quyền Thục Hán thời đó đã bước vào “thời đại Gia Cát
Lượng”. Đây là thời kỳ đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc, quan hệ quân thần
giữa Lưu Thiền và Gia Cát Lượng cũng là một quan hệ đặc biệt. Vậy quan hệ
giữa họ là thế nào? Đằng sau mối quan hệ đặc biệt đó còn điều gì bí ẩn đây?
Ngày hai mươi tư tháng tư năm Chương Võ thứ III (mùng 10 tháng 6 Công
nguyên năm 223), Lưu Bị băng hà tại cung Vĩnh An, trước lúc lâm chung đã
“gửi con cho thừa tướng Lượng, Thượng thư lệnh Lý Nghiêm là phó”, chính
quyền Thục Hán bước vào thời đại mới.
Có thể gọi đó là thời đại Gia Cát Lượng. Bởi vì Lưu Bị không chỉ gửi con
của mình mà còn gửi cả chính quyền Thục Hán. Đối với Gia Cát Lượng, có
thể coi đây là cơ may và là cuộc chiến sinh tồn. Một mặt, Gia Cát Lượng có
thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, lý tưởng chính trị của mình; mặt
khác, Gia Cát Lượng cũng phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề khó khăn.
Chúng ta đều biết, Gia Cát Lượng là chính trị gia kiệt xuất. Thế nào là chính
trị? Chính trị là quan hệ. Cũng có thể nói, chính trị là xử lý mọi mối quan hệ.
Ít nhất cũng có bốn mối quan hệ mà Gia Cát Lượng cần giải quyết: quan hệ
quân thần, quan hệ đồng liêu, quan hệ bè bạn và quan hệ đối với kẻ thù. Đây
đều là những mối quan hệ rất quan trọng, nhưng theo chế độ của một đất
nước có vua chúa thì mối quan hệ đầu tiên, gay cấn nhất là mối quan hệ quân
thần giữa Gia Cát Lượng và Lưu Thiền.
Ở đây rõ ràng là có nhiều vấn đề. Bởi vì cách gửi con của Lưu Bị là khá
đặc biệt, vừa có sự bàn giao “ngươi làm việc với thừa tướng, phải coi thừa
tướng như cha” vừa có sự sắp xếp “nếu hắn bất tài, ngài hãy tự thay đi”, đúng
là không chung chung. Vì vậy xuất hiện ngay vấn đề thứ nhất: Lưu Thiền
chấp hành di chúc của Lưu Bị như thế nào?
Đáp án là khẳng định. Trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện còn
ghi, “Kiến Hưng năm đầu, phong Lượng Võ hương hầu, khai phủ làm việc. Ít
lâu sau lĩnh Ích châu mục. Chính sự, mọi việc đều do Lượng quyết”. Rõ ràng,
Lưu Thiền không chỉ làm theo di chúc của Lưu Bị mà còn làm hơn thế nữa.
Chúng ta nên tìm hiểu từng việc từng việc một.
1- Phong Võ hương hầu. Võ hương, người xưa giải thích là hang Võ