Page 387 - Phẩm Tam Quốc
P. 387
Lượng tạ thế, tức là vào tháng tư năm Kiến Hưng thứ XIV (Công nguyên
năm 236), lần đầu đến đập Đô Giang xem Mân Giang. Sau này Trần Thọ
trịnh trọng ghi chuyện đó vào Tam quốc chí – Hậu chủ truyện. Chúng ta đều
biết, đập Đô Giang là công trình thủy lợi nổi tiếng thời cổ ở Trung Quốc, là
vua của vương triều Thục Hán, đến thị sát là việc hoàn toàn nên làm, nhưng
cũng có lời phê bình. Lúc chú dẫn Tư trị thông giám, Hồ Tam Tỉnh đã nói:
không còn Gia Cát Lượng (Gia Cát Lượng mất) nên Lưu Thiền mới chạy ra
ngoài du ngoạn (Hán chủ du quan), tất nhiên, không ai ngăn được người
(không ai dám cản). Rõ ràng, khi Gia Cát Lượng còn, Lưu Thiền không dám
đi. Hoặc muốn đi cũng bị Gia Cát Lượng ngăn lại. Lưu Thiền lên ngôi hoàng
đế lúc mười bảy tuổi, tới khi Gia Cát Lượng qua đời. Lưu Thiền mới hai
mươi chín tuổi. Mới ngần này tuổi mà ngày nào cũng bị nhốt trong cung,
không buồn sao được? Hơn nữa, một người sắp tham chính lại không ra
ngoài tìm hiểu tình hình hay sao? Vì vậy, ngài Trần Nhĩ Đông nói: Gia Cát
Lượng làm cho “Lưu Thiền thấy uất”.
Thứ hai, luôn được dạy bảo. Năm Kiến Hưng thứ V (Công nguyên năm
227), Gia Cát Lượng chuẩn bị Bắc phạt. Trước khi lên đường, Gia Cát Lượng
có biểu ra quân lên Lưu Thiền. Biểu ra quân lời văn hoa mỹ, ý tứ sâu xa lưu
lại thiên cổ, mỗi khi đọc lại, ai nấy đều cảm thấy mến phục, xúc động không
dứt. Nhưng Lưu Thiền lại là người không thấy thế. Bởi vì, khẩu khí Gia Cát
Lượng trong văn biểu hoàn toàn như lời dạy trẻ con. Nào là “không nên sơ
suất, dẫn tới mất nghĩa”, nào là “không nên tư túi”, “không nên cư xử khác
biệt”, toàn là những lời khó nghe. Cũng có người nói: khó nghe thì đã làm
sao? Lời trung thì nghịch nhĩ mà! Xin lỗi, thế là bạn đã lạc đề. Ở đây tôi
không muốn bàn xem Gia Cát Lượng nói đúng hay sai, chỉ muốn bàn Lưu
Thiền nghe xong vui hay không vui. Gia Cát Lượng nói đúng, nhưng Lưu
Thiền nghe xong không vui, có thể là như vậy. Hơn nữa, trong lời nói của
mình, Gia Cát Lượng luôn nhắc tới “tiên đế”. Bạn xem, trong lời biểu ngắn
gọn đó có tới hơn mười chỗ nhắc tới “tiên đế”. Như vậy, lúc thường cũng
luôn không vui. Lúc nào cũng tiên đế là như vậy còn trẫm thì sao?
Thứ ba, khó lòng thân chính. Chúng ta đều biết, Gia Cát Lượng chỉ là cố
mệnh đại thần, không là nhiếp chính vương, càng không là hoàng đế. Nhiệm
vụ Gia Cát Lượng là phò tá Lưu Thiền, không thay thế Lưu Thiền. “Gửi con”
tức là vua mới còn nhỏ nên mới phải gửi. Sau khi vua trưởng thành nên để
vua thân chính. Vả, Lưu Bị đã nói rất rõ: “nếu hắn bất tài, ngài hãy tự thay
đi”. Vậy, nếu Lưu Thiền “tài” thì sao? Đương nhiên, không thể “tự thay đi”.
Nhưng chúng ta không hề thấy Gia Cát Lượng có dự định trả chính quyền lại