Page 391 - Phẩm Tam Quốc
P. 391

chẳng còn bụng dạ nào, đúng là “nhất cử lưỡng tiện”. Làm được như vậy rất

               khó. Nghĩ xem, sau khi Lưu Thiền nói lời mà Hí Chính đã bảo, nếu Tư Mã
               Chiêu không hỏi “sao mà giống lời của Hí Chính” thì sẽ thế nào đây? Điều
               này nói rõ, Lưu Thiền cũng bạo gan, dám cá cược thế này; phải là người có
               trí, mới đoán được Tư Mã Chiêu sẽ hỏi như vậy. Bất luận là thế nào, chứng tỏ
               Lưu Thiền không phải là bao cỏ.

                  Kỳ thực thì Gia Cát Lượng đã từng nói về trí lực của Lưu Thiền. Theo chú
               dẫn Gia Cát Lượng tập của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Tiên chủ
               truyện, trước lúc lâm chung Lưu Bị từng có di chiếu cho Lưu Thiền, nói thừa
               tướng  cho  con  là  “trí  nhớ  rất  tốt”,  chẳng  mấy  chốc  sẽ  “được  như  mong
               muốn”. Nếu đúng vậy thì trẫm cũng yên lòng. Gia Cát Lượng không hề bợ

               đỡ, Lưu Bị cũng là người hiểu biết, nên nói như vậy là có cơ sở. Hoặc có
               người nói: đó là Gia Cát Lượng an ủi Lưu Bị “nói không có thiện ý”. Cũng có
               khả năng là vậy. Nhưng dù có nói khống tới đâu cũng không phải là “trí nhớ
               rất  tốt”.  Cũng  tức  là  nói  nhiều  lắm  thì  Lưu  Thiền  cũng  chỉ  là  người  bình
               thường, trí nhớ không tồi.

                  Sự thực thì Lưu Thiền không phải là người không có đầu óc. Trong bài
               Lưu Thiền và Gia Cát Lượng, ngài Doãn Vận Công đã nêu hai sự kiện để nói
               rõ điều này. Sự kiện thứ nhất, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiền
               không cắt cử thừa tướng để khỏi mất đại quyền lần nữa. Cách làm của Lưu

               Thiền cũng rất tinh tế. Năm Kiến Hưng thứ XII (Công nguyên năm 234), Lưu
               Thiền để Tưởng Uyển là Thượng thư lệnh, thay Gia Cát Lượng “quán xuyến
               việc nước”. Tháng tư năm Kiến Hưng thứ XIII (Công nguyên năm 235), cử
               Tưởng Uyển là Đại tướng quân, Lục thượng thư sự, khôi phục chế độ sau
               Hán Vũ đế. Năm Diên Hi thứ II (Công nguyên năm 239), cử Tưởng Uyển là
               Đại tư mã. Năm Diên An thứ VI (Công nguyên năm 243), cử Thượng thư
               lệnh Phí Y là Đại tướng quân, còn là Lục thượng thư sự. Đại tư mã Tưởng

               Uyển quản về hành chính, kiêm quản quân sự. Đại tướng quân Phí Y quản về
               quân sự, kiêm quản hành chính. Hai vị đại thần quyền lực giao nhau, khắc
               chế lẫn nhau, trách nhiệm nặng nề. Cung cách sắp đặt chức quyền, phân phối
               quyền lực sáng suốt như vậy, phải chăng một người kém cỏi có thể nghĩ ra?
               Hơn nữa, theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí –
               Hậu chủ truyện, năm Diên Hi thứ IX (Công nguyên năm 246), sau lúc Tưởng

               Uyển qua đời, Lưu Thiền “tự nắm việc nước”. Đoạt lại quyền lực của vua
               trong tay quyền thần phò tá một cách nhẹ nhàng như vậy, đâu phải là việc
               làm của người kém cỏi?
   386   387   388   389   390   391   392   393   394   395   396