Page 389 - Phẩm Tam Quốc
P. 389

đến Lạc Dương và được phong là “An Lạc hầu”. Tư Mã Chiêu mở tiệc chiêu

               đãi Lưu Thiền, và cho diễn tấu khúc nhạc của nước Thục (nói lên cái hay của
               nước Thục cũ). “Ca kỹ của nước Thục buồn bã nhảy múa trước cung nhà
               Ngụy”, tình cảnh hết sức ai oán, bi thương! “Mọi người chung quanh đều
               cảm  thấy  buồn  thương”,  riêng  Lưu  Thiền  “tươi  cười  sung  sướng”.  Tư  Mã
               Chiêu thấy thế lấy làm chướng mắt. Tư Mã Chiêu nói với lũ bộ hạ, con người
               sao có thể vô tình đến như vậy (cũng không nên vô tình đến như vậy)! Rồi
               một  hôm  Tư  Mã  Chiêu  hỏi  Lưu  Thiền:  chắc  là  nhớ  nước  Thục  lắm?  Lưu

               Thiền nói: ở đây rất vui, không nhớ nước Thục nữa (ở đây vui, không nhớ
               Thục). Đúng là chẳng ra gì. Thế rồi Hí Chính một cựu thần theo chân Lưu
               Thiền vào Lạc Dương đến nói: lần sau được hỏi chúa công nên nói phần mộ
               tiền nhân còn ở đó nên ngày nào cũng nhớ, sau đó thì nhắm mắt lại. Sau này
               Tư  Mã  Chiêu  lại  hỏi  chuyện  đó,  Lưu  Thiền  đã  nói  đúng  như  mấy  lời  Hí
               Chính  đã  bảo.  Tư  Mã  Chiêu  nghe  xong  lấy  làm  ngờ  nói:  nghe  sao  giống

               giọng của Hí Chính thê? Lưu Thiền mở mắt ra, nói luôn, ngài đoán đúng rồi,
               đúng là ông ấy (ngài dạy quả không sai)! Kết quả là mọi người có mặt đều
               cười (tả hữu đều cười). Bạn nói xem, đúng là Lưu Thiền chẳng có chút tình
               cảm nào?

                  Chúng ta vẫn có thể bàn bạc về những chuyện này. Thứ nhất, liệu có hoàng
               đế thời nào không có những kẻ tiêu nhân bên cạnh? Hán Văn đế có không?
               Hán Vũ đế có không? Bên cạnh Chiêu Liệt hoàng đế Lưu Bị lẽ nào lại không
               có?  Ví  như  Pháp  Chính  nọ,  nhiều  người  bảo  ông  ta  là  tiểu  nhân.  Gia  Cát
               Lượng, Tưởng Uyển, Phí Y, Đổng Doãn, gọi là “tứ anh”, trước sau cùng phò

               tá Lưu Thiền. Chính quyền Lưu Thiền chẳng phải “nội các hiền nhân” sao?
                  Thứ  hai,  cũng  có  thể  bàn  chuyện  không  đánh  mà  hàng.  Trong  lịch  sử
               những kẻ không đánh mà hàng không phải chỉ có Lưu Thiền, Lưu Chương là
               một ví dụ. Lẽ nào Lưu Chương không đánh đã hàng là bỏ chỗ tối ra chỗ sáng,

               Lưu Thiền không đánh đã hàng là vứt quyền nhục nước sao? E không hợp lý
               chăng?  Đương  nhiên,  Lưu  Thiền  và  Lưu  Chương  có  chỗ  khác  nhau.  Lưu
               Chương từng nói rất rõ: hơn hai mươi năm nay cha con họ Lưu ở đất Ích
               châu, chưa làm được điều gì cho dân sung sướng, ngược lại trăm họ luôn khổ
               ải vì chiến tranh, không sao chịu nổi! Đó là sự thực. Còn Lưu Thiền không hề
               nghĩ như vậy. Lưu Thiền mải nghĩ tới việc sống chết của mình, nên mới định

               tháo chạy. Chỉ vì chạy không được nên mới đầu hàng. Vì vậy không còn gì
               đáng  nói  khi  Lưu  Thiền  không  đánh  mà  hàng.  Nhưng  việc  Thục  Hán  mất
               nước không phải là trách nhiệm của một mình Lưu Thiền, không thể vì Lưu
               Thiền là vua mất nước mà nói tới cạn tàu ráo máng.
   384   385   386   387   388   389   390   391   392   393   394