Page 385 - Phẩm Tam Quốc
P. 385

Nhưng Lưu Thiền đã giao cả hai chức vụ đó cho Gia Cát Lượng. Điều đó

               rất có ý nghĩa. Nhìn lại thấy: phong Võ Hương hầu là ban cho Gia Cát Lượng
               địa vị tôn quý; khai phủ làm việc là để Gia Cát Lượng có tướng quyền độc
               lập; lĩnh Ích châu mục là cho Gia Cát Lượng quyền quản dân. Điều đó ngang
               như trao cả nước Thục từ trên xuống dưới cho Gia Cát Lượng.

                  Trên thực tế, Gia Cát Lượng không chỉ đứng trên mọi người mà còn nắm
               trọn quyền lớn. Theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc
               chí – Hậu chủ truyện, sau khi kế vị, Lưu Thiền đã xác định rõ ràng: “chính,
               do họ Cát; tế, do quả nhân”. Như vậy nghĩa là gì? Nghĩa là: mọi việc quan
               trọng về quân, chính đều do Gia Cát Lượng xử lý, mình chỉ là một nguyên
               thủ quốc gia trên danh nghĩa. Nếu nói trong chính sử không thấy ghi mấy lời

               đó, chắc gì đã là thực. Vậy sự thực thì trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng
               truyện đã ghi: “chính sự dù to nhỏ, do Lượng giải quyết tất”.
                  Điều này giống hệt như bên chỗ Tào Tháo. Tào Tháo đứng đầu và chức vụ

               thì sao? Võ Bình hầu (huyện hầu), thừa tướng (khai phủ), lĩnh Ký châu mục.
               Còn Gia Cát Lượng? Võ Hương hầu (huyện hầu), thừa tướng (khai phủ); lĩnh
               Ích châu mục. Như vậy là trùng hợp hết chỗ nói. Duy có điều khác nhau là:
               chí ít Tào Tháo cũng tự giành được một nửa những cái mà mình có, riêng Võ
               Bình hầu là do Hán Hiến đế phong cho, còn những cái mà Gia Cát Lượng có
               đều do Tiên chủ và Hậu chủ ban tặng.

                  Nhưng tự nguyện cũng tốt, buộc phải cũng tốt, về mặt bản chất thì hai vị
               hoàng đế Lưu Thiền và Lưu Biện chẳng khác gì nhau, đều là “con dấu cao
               su”. Vì vậy chúng ta cần phải hỏi câu hỏi thứ hai: cảm giác của Lưu Thiền
               như thế nào?

                  Tôi  nghĩ  là  không  vui.  Có  chứng  cứ  không?  Có.  Theo  chú  dẫn  Tương
               Dương ký của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện, sau
               khi Gia Cát Lượng tạ thế khắp nơi người người đều yêu cầu lập miếu cố thừa

               tướng, nhưng không được phê chuẩn. Nhân dân quần chúng đều phải “chọn
               ngày cúng tế riêng” ở khắp mọi nơi. Và rồi có người nói: dựng miếu ở khắp
               nơi là không cần, nhưng lập miếu ở Thành Đô thì có thể, “Hậu chủ vẫn không
               theo”. Dư luận xôn xao, bất bình, triều dã chia thành phe phái đối lập, may
               sao đã có người đứng ra dàn xếp ổn thỏa. Họ dâng biểu lên Lưu Thiền, nói:
               sùng bái thánh hiền, truy ân công thần là mỹ đức tốt đẹp xưa nay. Vả Gia Cát
               Lượng công lao cái thế, sự tồn vong của vương thất đều nhờ cả vào ông. Hơn

               nữa cứ để nhân dân quần chúng cúng tế khắp nơi, đầu đường cuối ngõ, trong
               vườn dưới ruộng “cúng ở ngõ”, “tế ngoài đồng” là không phải. Đương nhiên,
   380   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390