Page 411 - Phẩm Tam Quốc
P. 411

Cát Lượng, triều đình quyết định giáng làm Hữu tướng quân, vị trí có phần

               thấp hơn Lý Nghiêm được thăng làm Tiền tướng quân vào năm Kiến Hưng
               thứ IV (Công nguyên năm 226).
                  Một loạt xử lý như vậy rõ ràng là việc làm chấn động triều dã thời đó, ngày
               nay cũng khiến chúng ta phải kinh hồn lạc phách. Chúng ta cũng thấy Gia

               Cát Lượng có nhiều điểm hơn người.
                  Thứ nhất, nghiêm khắc cả với mình. Đồng thời với việc xử lý Mã Tắc và

               những người khác, Gia Cát Lượng dâng sớ lên Lưu Thiền xin được xử lý.
               Trong Sớ từ Nhai Đình xin giáng chức nổi tiếng, Gia Cát Lượng gần như
               nhận mọi trách nhiệm chiến bại về mình. Gia Cát Lượng nói, với tài năng
               bình thường vi thần bất hạnh đảm đương trọng trách quá sức (thần tài hèn sức
               mọn), thân cầm quyền thống soái ba quân (thân cầm giáo thống soái ba quân
               nhưng chưa thể răn phép tắc (chưa thể huấn chương minh pháp), cũng chưa
               thể  khiến  ba  quân  biết  thận  trọng,  biết  lo  sợ  (gặp  việc  mà  sợ  hãi)  dẫn  tới

               tướng lĩnh không tuân lệnh trong trận Nhai Đình (dẫn tới phạm lệnh ở Nhai
               Đình), quân giữ Kỳ Cốc không nghe lời răn (Kỳ Cốc chểnh mảng nên đã
               mất). Tất cả là do thần sai lầm trong cách dùng người (bởi thần chưa biết
               nhận dạng). Thần nhìn người chưa rõ (chưa biết về người), gặp việc còn sơ
               sài hồ đồ. Theo “đại nghĩa trong Xuân Thu” (trách soái Xuân Thu), mỗi khi
               chiến bại phải hỏi tới trách nhiệm của chủ soái, thần phải gánh hết mọi trách

               nhiệm (thần là chủ soái). Vì vậy, xin được giáng xuống ba bậc, để giúp thần
               sửa chữa những sai lầm (để sửa chữa sai lầm).
                  Về chuyện này, mọi người thấy phải kính phục! Trước đây tôi đã nói, Tháo
               sở dĩ thành công vì biết nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận sai lầm của mình,

               dù có lúc sự thừa nhận còn mơ hồ. Nhưng biết nhìn vào sự thực là tốt rồi. Gia
               Cát Lượng còn hơn thế, dám nhận hết trách nhiệm của người khác về mình
               (ví như để mất Nhai Đình là do Mã Tắc, bại trận ở Kỳ Cốc là việc của Triệu
               Vân). Có người nói, Gia Cát Lượng xin “giáng ba bậc”, và Tào Tháo “cắt tóc
               thay đầu” là như nhau, đều là làm trò. Vì đúng là chấp pháp như sơn thì Tào
               Tháo  phải  chặt  đầu,  còn  Gia  Cát  Lượng  tuy  bị  giáng  là  Hữu  tướng  quân,

               nhưng vẫn là thừa tướng (làm việc của thừa tướng), quyền lực không nhỏ một
               chút nào (vẫn quán xuyến như trước), đây chẳng phải là giả dối sao? Như vậy
               là không hiểu về chính trị, không hiểu về lịch sử. Nền chính trị cổ đại Trung
               Quốc luôn được chỉ đạo bằng tư tưởng Nho gia học thuyết. Về phương pháp
               luận, tư tưởng Nho gia nói những gì? Nói về “Kinh” và “Quyền”. Kinh là
               phải kiên trì, Quyền thì có thể linh hoạt. Cũng tức là chính sách vừa có tính
   406   407   408   409   410   411   412   413   414   415   416