Page 415 - Phẩm Tam Quốc
P. 415

là vấn đề chính trị nên chúng ta không thể đơn giản hóa. Tôi nghĩ, Gia Cát

               Lượng “gạt lệ chém Mã Tắc” không đơn giản là “tạ chúng” mà còn vì mục
               đích  chính  trị.  Hoặc  là  nói,  Gia  Cát  Lượng  giết  Mã  Tắc  không  chỉ  vì  “vi
               chúng” khi chọn tiên phong. “Chúng” mà Gia Cát Lượng muốn “tạ” cũng
               không chỉ là Ngụy Diên, Ngô Nhất và những người chủ trương Ngụy Diên,
               Ngô  Nhất  là  tiên  phong  mà  còn  là  những  nhân  vật  quyền  thế  trong  chính
               quyền Thục Hán. Phần trên tôi đã nói, chính quyền Thục Hán được hợp thành
               bởi ba thế lực chính trị. Thế lực thứ nhất là tập đoàn Kinh châu, Lưu Bị – Gia

               Cát  Lượng  là  đại  biểu,  ngồi  trong  giao  ỷ  hàng  đầu  của  chính  quyền  Thục
               Hán, gọi hẳn là “đệ nhất thế lực”. Thế lực thứ hai là tập đoàn Đông Châu, Lý
               Nghiêm – Ngô Nhất là đại biểu, ngồi trên giao ỷ thứ hai, gọi là “đệ nhị thế
               lực”. Thứ ba là tập đoàn Ích châu, Bành Dạng (người Quảng Hán), Đỗ Quỳnh
               (người Thành Đô), Tiều Chu (người Lãng Trung) là đại biểu, địa vị thấp nhất,
               ngồi ở giao ỷ thứ ba, thậm chí còn gọi nôm na là “đệ tam thế lực”. Sau khi

               Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng tiếp quản chính quyền, nắm giữ quyền lớn, đứng
               đầu quần thần, nhiều người không phục. Không chỉ “đệ tam thế lực” có bụng
               bất mãn, mà “đệ nhị thế lực” cũng ngấm ngầm muốn đọ sức, ngay cả một số
               người nào đó (như Ngụy Diên) trong “đệ nhất thế lực” cũng có cách nhìn
               khác. Trước tình hình đó, người “thay mặt quân quyền” như Gia Cát Lượng
               thì cách chọn lựa chính xác là thực hành “pháp trị”. Phải “y pháp trị nước”
               một cách công khai, công bằng, công minh mới yên được quan hệ giữa ba thế

               lực lớn, yên được lòng dân, củng cố được chính quyền. Cho nên, Gia Cát
               Lượng y pháp trị Thục không đơn giản là vấn đề pháp luật mà còn là vấn đề
               chính trị.

                  Làm rõ điều này, chúng ta sẽ dễ dàng giải thích được vì sao Gia Cát Lượng
               phải giết Mã Tắc, vì sao phải xin giáng chức ba bậc, vì sao còn phải đau khổ
               khóc lóc. Gia Cát Lượng là “tráng sĩ đứt tay” mà! Thực tế thì Mã Tắc bị giết
               vào năm Kiến Hưng thứ VI (Công nguyên năm 228) cách năm Kiến Hưng
               thứ IX (Công nguyên năm 231), năm Lý Nghiêm bị phế có ba năm. Và chừng
               một năm trước đó, năm Kiến Hưng thứ V (Công nguyên 227), Lý Nghiêm bắt
               đầu ngã giá với Gia Cát Lượng, muốn phân chia năm quận, thành lập Ba châu

               và làm thứ sử. Hãy đoán xem, có thể lúc này Gia Cát Lượng đã suy nghĩ phải
               giải quyết vấn đề Lý Nghiêm như thế nào? Gia Cát Lượng chủ trương trị
               nước theo pháp luật. Đối với nhân vật cực kỳ quan trọng như Lý Nghiêm
               không thể dùng thủ đoạn phi pháp, chỉ có thể điều chỉnh bằng pháp luật. Điều
               đó đòi hỏi việc chấp pháp phải công bằng. Vì thế Gia Cát Lượng đã phải xử

               lý hai nhân vật quan trọng. Một người là Liệu Lập thuộc tập tập đoàn Kinh
   410   411   412   413   414   415   416   417   418   419   420