Page 420 - Phẩm Tam Quốc
P. 420
bại, cũng không ngược lên Bắc mà vẫn chạy thẳng về Hán Trung, hướng
Nam. Điều này nói rõ Ngụy Diên không muốn hàng Ngụy. Không muốn
hàng Ngụy, sao gọi là mưu phản?
Vì vậy, Đổng Doãn, Tưởng Uyển cũng chỉ nghi ngờ Ngụy Diên “mưu
phản”, không hề khẳng định. Ngụy Diên không nghe chỉ huy, tự tiện hành
động, nên bị nghi ngờ; Theo cách nói của mình, có hai nguyên nhân để Ngụy
Diên làm thế: 1- Kiên trì Bắc phạt (ta soái chủ quân đánh giặc, vì sao một
người chết lại bỏ cả việc lớn của thiên hạ). 2- Không phục Dương Nghi
(Ngụy Diên là ai, sao phải thuộc Dương Nghi, làm tướng đoạn hậu). Nguyên
nhân thứ nhất nói rõ Ngụy Diên không muốn phản, nhưng nghĩ kỹ, như vậy
không phải không có vấn đề. Vì nếu thực sự kiên trì Bắc phạt thì ở lại chiến
đấu tiếp, vì sao phải giành về Nam trước? Cũng vậy, nguyên nhân thứ hai là
có vấn đề. Vì nếu chỉ là không phục Dương Nghi thì ngài đi đường Dương
Quan của ngài, Dương Nghi đi theo cầu Độc Mộc của ông ta, ngài giành về
Nam trước cũng được, nhưng vì sao phải “qua rồi liền đốt hết đường sạn
đạo”? Rõ ràng là muốn đặt Dương Nghi vào chỗ chết! Đương nhiên, điều đó
không hề mâu thuẫn gì với suy nghĩ của Ngụy Diên. Giết Dương Nghi, đoạt
quân thì càng có thể tiếp tục Bắc phạt diệt Ngụy theo suy nghĩ của mình. Vì
vậy, hai nguyên nhân Ngụy Diên đã nói đều có lý. Nhưng vào thời đó,
nguyên nhân thứ hai có giá trị hơn, có điều lúc hành động lại nổi lòng giết
chóc.
Đương nhiên, như vậy là đáng trách, nhưng vu là mưu phản thì thực là oan
uổng; và giết hết ba họ là hình phạt thái quá. Về điều này, có thể về sau chính
quyền Thục Hán đã nhận ra, có hai chứng cứ. Chứng cứ thứ nhất là kết luận
của Trần Thọ khi viết truyện Ngụy Diên. Trần Thọ cho rằng, sở dĩ Ngụy
Diên không lên Bắc mà xuống Nam, vì lúc bấy giờ suy nghĩ là vậy, chỉ là
muốn giết bọn Dương Nghi (Diên không nghĩ lên Bắc hàng Ngụy mà về
Nam, nhưng lai muốn trừ giết Nghi). Ngụy Diên suy nghĩ là vậy, không hề có
ý mưu phản (nghĩ là thế, không muốn bội phản). Chúng ta đều biết, là nhà sử
học nghiêm túc, Trần Thọ không dễ gì đưa ra kết luận đó. Có thể đây là nhận
thức chung lúc bây giờ, cũng có thể là sự thực sau lúc triều đình Thục Hán đã
tra xét rõ.
Chứng cứ thứ hai, là di chỉ trên sườn núi Thạch Mã ngoài cửa Bắc thành
Hán Trung. Nam Trịnh huyện chí được biên soạn lại vào Triều Càn Long đời
nhà Thanh cho rằng, di chỉ này có nhiều khả năng là mộ Ngụy Diên do triều
đình Thục Hán “lấy lễ hậu táng”. Vì sao phải “lấy lễ hậu táng” đây? vì Tưởng