Page 421 - Phẩm Tam Quốc
P. 421

Uyển và những người khác đều phát hiện “Ngụy Diên mưu phản” là án oan

               (Tưởng  Uyển  cho  rằng  ý  của  Ngụy  Diên  chỉ  là  muốn  giết  Dương  Nghi,
               không  bội  phản).  Thêm  vào  đó  Ngụy  Diên  là  Túc  tướng,  có  chiến  công,
               đương nhiên là phải “nhắc lại công lao trước”, lấy lễ hậu táng. Tức là đã rửa
               sạch tội của Ngụy Diên.

                  Đương nhiên, đây chưa phải là hai bằng chứng quá chặt chẽ. Bằng chứng
               chặt chẽ phải là văn bản chính thức của triều đình Thục Hán. Nhưng chỉ sợ
               không bao giờ chúng ta tìm được. Có điều, chúng ta vẫn có thể đưa ra một
               bằng chứng phụ, đó là cái chết của Dương Nghi. Thông thường thì nếu Ngụy
               Diên mưu phản thật, hoặc triều đình Thục Hán đã xác nhận là thật, thì Dương
               Nghi là đại anh hùng “có công bình phản”, sau khi về triều tất sẽ được trọng

               thưởng. Bản thân Dương Nghi hẳn cũng nghĩ vậy. Tam quốc chí – Dương
               Nghi truyện nói Dương Nghi “vừa đưa quân về, lại vừa giết Diên, tự nghĩ
               công lao to lớn, đáng được thay Lượng lo chính”. Nhưng sự thực là thế nào?
               Chỉ được phong Trung tướng quân, hữu chức vô quyền, trong tay không còn
               một tên lính (có gì mà thống lĩnh), thực tế là nhàn rỗi (rỗi rãi mà thôi). Thay
               thế Gia Cát Lượng lại là Tưởng Uyển, một người tư cách từng trải, tài năng
               và cống hiến đều không bằng Dương Nghi.

                  Dương Nghi thấy vậy, đùng đùng nổi giận, lòng dạ xốn xang, nộ khí ngút
               trời. Cách nói trong Tam quốc chí – Dương Nghi truyện là “oán hận thành

               lời, tiếng than thở phát ra từ nội tạng”, cũng tức là oán trách phẫn nộ hiện ra
               mặt, những lời bất mãn hằn trên miệng. Kết quả là mọi người sợ Dương Nghi
               nói lời sai trái, mất tiết chế, phạm húy kỵ, không dám đến gặp (người thời đó
               sợ nói lời bất tiết, không dám đến theo), còn mỗi Hậu quân sư lui tới an ủi.
               Dương Nghi đã ầm ĩ với Phí Y, nói rất nhiều, nói đủ chuyện. Còn Phí Y, chỉ
               nghe mà không nói. Cuối cùng, Dương Nghi đã nói, nghĩ lại lúc thừa tướng
               vừa qua đời, ta đưa toàn quân “đến với họ Ngụy” thì làm gì có cảnh đơn độc

               chán chường như bây giờ? có hối cũng đã muộn!
                  Dương Nghi nói lời “phản động cực đỉnh”, Phí Y cũng không thể vì “tình
               riêng mà không báo”. Phí Y đã mật báo và kết quả là, vào năm Kiến Hưng

               thứ XIII (Công nguyên năm 235), Dương Nghi bị phế làm dân thường, đày
               tới quận Gia – Dương Nghi ra quận Gia, không chịu hối cải, lại dâng thư phi
               báng triều đình, nói năng bừa bãi, triều đình phải hạ lệnh bắt giam vào ngục.
               Cuối cùng, Dương Nghi tự sát, vợ và con trở về Thục quận. Lúc này cách lúc
               Ngụy Diên bị giết (tháng tám năm Kiến Hưng thứ XII) chưa đầy một năm.
               Theo tôi, lúc này chính là lúc triều đình Thục Hán có thể bình phản cho Ngụy
   416   417   418   419   420   421   422   423   424   425   426