Page 416 - Phẩm Tam Quốc
P. 416

châu, một người là Lai Mẫn thuộc tập đoàn Đông Châu. Hai người phe phái

               khác nhau, nhưng lại có cùng một sai lầm, tức là bất mãn về cách sắp xếp
               nhân sự rồi gây mâu thuẫn nội bộ, phá hoại sự đoàn kết nhất trí. Kết quả,
               Liệu Lập bị phế, Lai Mẫn bị bãi quan. Việc này chứng tỏ Gia Cát Lượng
               chấp pháp nghiêm minh.

                  Thực  dễ  hiểu,  trong  tình  trạng  đó,  chuyện  của  Mã  Tắc  đã  đẩy  Gia  Cát
               Lượng vào một khó khăn rất lớn, chịu một áp lực nặng nề! Gia Cát Lượng
               hiểu rõ, xử lý Mã Tắc không đúng, không nhanh thì biết nói với dân thế nào,
               sẽ không thể trị nước bằng pháp luật. Vì ai cũng rõ Mã Tắc là người của Gia
               Cát Lượng. Bỏ qua Mã Tắc thì không chỉ có Ngụy Diên – Ngô Nhất không
               phục, mà Liệu Lập – cũng sẽ không phục, Lý Nghiêm và những người khác

               sẽ càng bừa bãi, nghi kỵ. Nghĩ tới đại cục, Gia Cát Lượng chỉ còn cách rút
               đao chém chết Mã Tắc để tạ chúng và chém luôn mình, xin được giáng xuống
               ba bậc. Mã Tắc hiểu rõ đại nghĩa, chủ động cầu xin Gia Cát Lượng xử tử
               mình để tạ quốc dân. Điều đó không chỉ như đứt một cánh tay mà còn như
               đứt từng khúc ruột. Đó là hành vi vừa bi vừa tráng, là sự việc khiến người ta
               cảm thấy xót xa. Hận rằng chúng ta không được cùng khóc với Võ hầu!

                  Từ đây có thể thấy, Gia Cát Lượng “gạt lệ chém Mã Tắc”, nguyên nhân
               trực tiếp là Mã Tắc làm mất Nhai Đình và nguyên nhân cơ bản là sự đấu
               tranh  trong  nội  bộ  chính  quyền  Thục  Hán.  Gia  Cát  Lượng  đặt  mình  trong

               nguyên tắc, trị quốc bằng pháp luật một cách công khai, công tâm, công bằng
               nên khi ông còn sống nước Thục về đại thế coi là thái bình. Nhưng cây muốn
               lặng  mà  gió  chẳng  dừng,  vào  tháng  tám  năm  Kiến  Hưng  thứ  XII  (Công
               nguyên năm 234), Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời trong quân Bắc phạt.
               Tang lễ còn chưa kịp tiến hành thì Ngụy Diên và Dương Nghi người cùng tập
               đoàn Kinh châu đã động binh đao, lao vào cuộc chiến một sống một chết.
               Vậy, cuộc đấu tranh giữa Ngụy Diên và Dương Nghi là thế nào? Con người

               Ngụy Diên đâu lại như Tam quốc diễn nghĩa từng nói, một kẻ “phản tặc”?
   411   412   413   414   415   416   417   418   419   420   421