Page 412 - Phẩm Tam Quốc
P. 412
nguyên tắc lại vừa có tính linh hoạt. Vì vậy, Xuân Thu đại nghĩa đã có quy
định “chiến bại trách soái” lại có cả cách nói “phạt không thăng chức”. Vì
nếu không trách soái thì mọi người không có trách nhiệm; còn như chính
pháp với chủ soái, thể tất người thân sẽ đau khổ, kẻ thù sẽ vui sướng, là giúp
đỡ kẻ thù. Vì vậy, khi chủ soái phạm sai lầm, cần phải xử lý với một mức độ
vừa phải. Vì thế, Tào Tháo không thể tự sát, chỉ có thể cắt tóc thay đầu; Gia
Cát Lượng cũng chỉ “tự giáng ba bậc”, đồng thời vẫn “làm việc của thừa
tướng, quán xuyến như trước”. Trên thực tế, Tào Tháo “cầm kiếm cắt tóc
ném xuống đất”, ngang như tự phán xử tội phải cắt tóc; Gia Cát Lượng giáng
làm Hữu tướng quân cũng không phải nhẹ. Không thể coi đó là làm trò.
Thứ hai, dám nhận sai. Với cách nói ngày nay thì “sự sơ suất ở Nhai Đình”
là bản kiểm điểm của Gia Cát Lượng. Người Trung Quốc thích viết kiểm
điểm, giỏi viết kiểm điểm, ngay như hoàng đế cũng có “chiếu kể tội mình”,
những người hối lỗi sâu sắc thì ít, người nói năng dối trá thì nhiều. Bản sơ
suất ở Nhai Đình của Gia Cát Lượng không có chỗ nào nói quá, đều là thực
sự cầu thị, tự đáy lòng. Ở đó có mấy điểm đáng lưu tâm: 1- Nhận mọi trách
nhiệm “tất cả là do thần”. 2- Nêu rõ mấu chốt của vấn đề (nhận nhiệm vụ
nhưng không có biện pháp). 3- Định ra chế độ vấn trách (Xuân Thu trách
soái). 4- Sử dụng biện pháp cải tà quy chính. Điểm này không có trong bản
kiểm điểm, nhưng đã làm. Sau thất bại Nhai Đình, Gia Cát Lượng ra tiền
tuyến để chỉ huy, sẽ hết cảnh “nhận nhiệm vụ nhưng không có biện pháp”
hoặc “vi lệnh”, “mất cảnh giác”. Đây là điểm hơn người của Gia Cát Lượng.
Thực tế thì, con người không thể không phạm sai lầm, Gia Cát Lượng cũng
không ngoại lệ. Cái hay là Gia Cát Lượng biết nhìn thẳng vào sai lầm, tránh
việc mất bò mới lo làm chuồng. Người xưa nói: “Biết sai để sửa mới là điều
quan trọng”. Từ trận chiến Nhai Đình, Gia Cát Lượng biết tổng kết kinh
nghiệm có được bài học mới là giỏi.
Thứ ba, thưởng phạt phân minh. Mã Tắc trực tiếp làm mất Nhai Đình, xử
tử, Triệu Vân tuy để “thất lợi ở Kỳ Cốc”, nhưng vì “mình yếu địch mạnh” lại
biết “cùng quân cố thủ, chưa đến đại bại”, giáng chức; Vương Bình trước trận
đánh “có lời can Tắc”, sau lúc bại trận đã “gan dạ đứng vững”, ngăn Trương
Cáp tấn công, trọng thưởng. Là gì đây? Là: “Trị Thục theo phép, chấp pháp
như sơn”.
Nhưng ở đây vẫn còn có vấn đề – Gia Cát Lượng làm việc đúng đắn như
vậy, nhưng vì sao còn phải khóc?
Điều này không thể giải thích bằng việc “Trị Thục theo phép”. Ai cũng