Page 413 - Phẩm Tam Quốc
P. 413
hiểu, trị nước theo phép, tất phải chấp pháp như sơn, mà chấp pháp như sơn
sẽ không tránh khỏi vì đại nghĩa diệt thân. Gia Cát Lượng hẳn rõ điều này.
Đương nhiên, đại nghĩa diệt thân không có nghĩa là không đau khổ. Tào Tháo
đã rơi lệ lúc giết Trần Cung, Gia Cát Lượng giết Mã Tắc lẽ nào lại không rơi
lệ? Vấn đề là, nếu Mã Tắc thực đáng chết thì chỉ khóc một lần là hết, làm gì
đến đoạn cứ nhắc tới lại khóc. Lần thứ hai, lúc ngồi với Tưởng Uyển Gia Cát
Lượng lại khóc. Vấn đề được thảo luận, nhân tài quan trọng hay pháp chế
quan trọng. Tưởng Uyển nói nhân tài quan trọng, Gia Cát Lượng cho rằng
pháp chế mới quan trọng. Vì sao lại phải rơi lệ lúc bàn về chuyện này? Tôi
cho là đã có ân tình gì đây.
Thực tế, từ lâu đã có người nói, việc Gia Cát Lượng rơi lệ không đơn giản,
như ngài Trần Nhĩ Đông tổng kết ra bốn nguyên nhân: Thứ nhất, thương tiếc
Mã Tắc; Thứ hai, nhớ tới tướng sĩ; Thứ ba, tự mình hối hận; Thứ tư, truy ân
tiên đế. Phần trước đã nói tới thương tiếc Mã Tắc, tưởng nhớ tướng sĩ cũng là
đương nhiên. Vậy, vì sao lại thấy hối hận, truy ân tiên đế? Vì theo Tam quốc
chí – Mã Lương truyện, lúc còn sống, Lưu Bị từng nhiều lần can ngăn Gia
Cát Lượng: “Mã Tắc thường nói bốc, không nên dùng vào việc lớn, ông nên
lưu tâm!”. Tiếc rằng Gia Cát Lượng luôn tán thưởng Mã Tắc, không mấy nhớ
lời Lưu Bị, kết quả là sai lầm lớn. Qua đó Tam quốc diễn nghĩa có đoạn nói
chuyện giữa Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển. Tường Uyển hỏi, Mã Tắc mắc
tội đáng phải chính pháp, vì sao thừa tướng lại khóc? Gia Cát Lượng nói, ta
không khóc vì Mã Tắc (ta không vì Mã Tắc mà khóc) mà vì “giận mình tối
tăm, nhớ tiên đế sáng suốt”. Ý muốn nói, Gia Cát Lượng vì hận mình không
nghe lời Lưu Bị, đương nhiên là hối hận, nhớ đến tiên đế.
Nói như vậy là có lý, và chúng ta có thêm một điều nữa: Tiếc mất cơ may.
Xin hỏi Gia Cát Lượng giết Mã Tấc vào lúc nào? Vào lần đầu Bắc phạt. Cuộc
chiến vừa mở đầu là thuận lợi. Theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi
trong Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện và Gia Cát Lượng truyện, Gia
Cát Lượng Bắc phạt lần này, bên phía Tào Tháo không hề có chuẩn bị về tư
tưởng. Vì trong mắt họ chỉ có Lưu Bị (trong Thục chỉ có Lưu Bị) không có
Gia Cát Lượng. Và từ sau khi Lưu Bị qua đời, nhiều năm nay bên phía Thục
Hán không động tĩnh gì (nhiều năm yên lặng), lâu ngày sinh lơi lỏng (không
chuẩn bị gì). Không ngờ Gia Cát Lượng không những dám tiến công mà còn
giỏi trị quân, lại tự dẫn đại quân “hàng ngủ tề chinh, thưởng phạt phân minh,
hiệu lệnh rõ ràng”, ra đường Kỳ Sơn. Bên phía Tào Ngụy “Triều dã lo sợ”, ba
quận Nam An, Thiên Thủy, An Định “nhất tề hưởng ứng”, kết quả “Quan
Trung chấn động”. Nhiều năm nay Gia Cát Lượng đã phải lao tâm khổ tứ,