Page 410 - Phẩm Tam Quốc
P. 410
trong Tam quốc chí – Mã Lương truyện, vào năm Kiến Hưng thứ III (Công
nguyên năm 225), Gia Cát Lượng đi đánh Nam Trung, Mã Tắc đưa tiễn hàng
mấy dặm đường. Trước lúc chia tay, Gia Cát Lượng nói với Mã Tắc: “Hai
chúng ta tuy bàn bạc đã nhiều năm (cũng tính kế nhiều năm), nhưng ta nghĩ
nhất định hôm nay ngươi sẽ có ý hay (nay có kế hay)”. Mã Tắc liền đề xuất
“phương châm mười sáu chữ” nổi tiếng: “công tâm là trước, công thành là
sau, tâm chiến là trước, binh chiến là sau”. Gia Cát Lượng “nhận kế đó”, nên
có được “bảy lần bắt Mạnh Hoạch” sau này.
Đương nhiên không có ý kiến của Mã Tắc, tôi nghĩ Gia Cát Lượng cũng sẽ
làm như vậy. Nhưng Mã Tắc có thể có cùng suy nghĩ với Gia Cát Lượng,
chẳng phải anh hùng có cùng mưu lược sao? Rõ ràng Mã Tắc là nhân tài, là
người tài mới có hy vọng, vẫn theo Tương Dương ký, khi Mã Tắc mất, có cả
hơn chục vạn người rơi lệ, Mã Tắc đâu chỉ có một mình Gia Cát Lượng và rõ
ràng Mã Tắc có thể không phải chết.
Ở đây lại có ba vấn đề: Đã vậy, vì sao Gia Cát Lượng cứ phải giết Mã Tắc?
Phần trước đã nói, Tưởng Uyển đã hỏi Gia Cát Lượng về vấn đề này. Gia
Cát Lượng đã trả lời thế nào? Gia Cát Lượng nước mắt lưng tròng, nói: Tôn
Vũ là người chấp pháp nghiêm minh nên không hề có kẻ thù, nay thiên hạ
phân chia, ly tán (bốn biển chia lìa), không biết bao giờ mới hết chiến tranh
(mới hết binh đao). Nếu không tôn phép giữ luật, chúng ta biết dựa vào đâu
để chiến thắng kẻ thù (nếu lại bỏ pháp, thì lấy gì để đánh giặc).
Nếu nói vậy thì hiển nhiên để “trị Thục theo phép”, Gia Cát Lượng phải
“gạt lệ chém Mã Tắc”. Muốn “trị Thục theo phép” thì phải làm theo nguyên
tắc trị pháp – vương tử phạm pháp cũng tội như thứ dân. Phải thiết diện vô tư,
phải chấp pháp như sơn, quyết không vì thân mà bỏ pháp, quyết không vì tình
mà quên pháp. Về mặt này, Gia Cát Lượng là mẫu mực thiên cổ. Sau khi rút
về Hán Trung, Gia Cát Lượng xem xét kỹ về trách nhiệm để mất Nhai Đình.
Theo Vương Bình truyện và Triệu Vân truyện trong Tam quốc chí, ngoài việc
hạ ngục xử tử Mã Tắc, còn giết tướng quân Trương Tu, Lý Thịnh, đoạt binh
quyền từ tay tướng quân Hoàn Tập, giáng chức Triệu Vân từ Trấn đông
tướng quân thành Trấn quân tướng quân. Duy nhất có Vương Bình được
thăng chức, thêm là tam quân, thống lĩnh năm bộ (thống soái quân tinh nhuệ
gồm một vạn người Thanh Khương), là Doanh sự (phụ trách đại bản doanh
của Gia Cát Lượng), lên làm Thảo khấu tướng quân (nguyên là Tì tướng
quân), phong Đình hầu. Bản thân Gia Cát Lượng cũng bị xử lý. Theo Tam
quốc chí – Gia Cát Lượng truyện, theo thỉnh cầu “xin giảm ba bậc” của Gia