Page 425 - Phẩm Tam Quốc
P. 425

Thứ  hai,  buổi  đầu  của  vụ  án,  Dương  Nghi  gần  như  không  có  sai  lầm.

               Dương Nghi hành động theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng. Tam quốc chí –
               Ngụy Diên truyện nói rất rõ trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng “lệnh Diên
               đoạn hậu, thứ đến Khương Duy; nếu Diên không theo lệnh, cứ cho quân xuất
               phát”. Dương Nghi làm theo đó, thì có gì là sai? Ngụy Diên không nghe sự
               chỉ huy, tự nhiên hành động “đi xong lại đốt sạn đạo”, cắt đường rút lui của
               Dương  Nghi,  chẳng  nhẽ  Dương  Nghi  cứ  ở  yên  để  chờ  chết?  Ngụy  Diên
               không chỉ đẩy Dương Nghi vào chỗ chết, còn tố cáo Dương Nghi mưu phản,

               chẳng nhẽ Dương Nghi lại không có quyền tự vệ? Cùng lúc này Ngụy Diên,
               Dương  Nghi  tố  cáo  lẫn  nhau,  văn  võ  trong  triều  “bảo  vệ  Nghi,  nghi  ngờ
               Diên” chẳng nhẽ đây lại là sai lầm của Dương Nghi?

                  Theo đó, Ngụy Diên đã sai lầm khi để xảy ra án này. Nhưng ở đây lại cũng
               có vấn đề, vì cũng có khả năng là Ngụy Diên đã hành động theo sự sắp xếp
               của Gia Cát Lượng. Theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong Tam
               quốc chí – Ngụy Diên truyện, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng chỉ định
               Ngụy Diên thay mình, không phải là Dương Nghi. Và Gia Cát Lượng còn có
               lệnh rõ ràng, để Ngụy Diên “lo việc của mình, chôn cất bí mật”. Ngụy Diên
               tuân lệnh, bí mật hành động, đường đến Bao Khẩu (là cửa Nam Cốc, nói ở

               phần trước) mới phát tang. Lúc này Dương Nghi thấy lo lắng, lo Ngụy Diên
               “nắm việc quân” sẽ hại mình (sợ bị hại), nên đã tố cáo trước, tạo dư luận
               Ngụy Diên phản biến hàng giặc (luôn nói là Diên đem quân theo lên Bắc),
               khống chế trước, công kích Ngụy Diên (đem quân đánh Diên). Ngụy Diên
               vốn không có ý phản, nên không đánh nhau với Dương Nghi (không đánh),

               chỉ có thể rút lui (quân đi), kết quả đã bị hại (đuổi rồi giết đi).
                  Việc trở nên nghiêm trọng! Nếu những lời trên là đúng. Không thể phủ
               nhận những điều ghi trong Tam quốc chí, vậy Gia Cát Lượng có trách nhiệm
               lớn. Gia Cát Lượng ra hai lệnh mâu thuẫn nhau, một mặt lệnh Ngụy Diên “lo

               việc của mình, chôn cất bí mật”, mặt khác lệnh Dương Nghi để Ngụy Diên
               đoạn hậu, nếu “Diên không theo lệnh, cho quân xuất phát”. Như vậy chẳng
               phải đẩy Ngụy Diên, Dương Nghi đến chỗ tàn sát lẫn nhau? Vì vậy Lưu Bị
               truyện của ngài Trương Tác Diệu nói án oan của Ngụy Diên “hoàn toàn do
               một tay Gia Cát Lượng dựng nên”.

                  Theo logic đó, Gia Cát Lượng không chỉ “tạo nên” án oan cho Ngụy Diên
               mà còn “dẫn tới” bi kịch của Dương Nghi. Trước đây đã có sự so sánh với
               Tưởng Uyển, Dương Nghi già dặn hơn (hơn tuổi Uyển), năng lực mạnh (tài
               năng hơn), công lao lớn (công huân quá lớn), hoặc không có công lao cũng
   420   421   422   423   424   425   426   427   428   429   430