Page 429 - Phẩm Tam Quốc
P. 429
§41. LẤY CÔNG ĐỂ THỦ
Trong án của Ngụy Diên có một câu đố chưa được giải, vì sao trước lúc
lâm chung, Gia Cát Lượng lại có sự bố trí lui quân bất lợi cho Ngụy Diên.
Phải chăng cách bố trí này quan hệ tới đường lối quân sự giữa hai người có
khác nhau? Vì sao lúc Bắc phạt, Gia Cát Lượng không theo “kế hay ở Tí Ngọ
cốc” của Ngụy Diên? Đàng sau sự khác nhau đó có ẩn tình gì khó nói ra
chăng? Gia Cát Lượng mấy lần ra Kỳ Sơn, vất vả mà chẳng được gì, nhưng
vì sao vẫn phải Bắc phạt, cuối cùng là vì sao?
Tập trước chúng ta đã nói tới án của Ngụy Diên. Về đại thể tính chất của
vụ án lúc này đã rõ ràng, Ngụy Diên đã “tác loạn” không phải “mưu phản” và
là “đấu tranh nội bộ”. Người có trách nhiệm trực tiếp chính là Dương Nghi và
Ngụy Diên. Nhưng Gia Cát Lượng cũng không thoát khỏi có can hệ, vì trước
lúc lâm chung, Gia Cát Lượng đã đưa ra cách sắp đặt kỳ quái. Theo Tam
quốc chí – Ngụy Diên truyện, lúc bệnh nặng, Gia Cát Lượng đã bí mật triệu
tập “Hội nghị bên sập”. Đến dự có Trưởng sử Dương Nghi, Tư mã Phí Y, Hộ
quân Khương Duy… Gia Cát Lượng nói rõ, sau khi ta mất thì lập tức lui
quân, Ngụy Diên đoạn hậu. Nếu Ngụy Diên không phục tùng mệnh lệnh thì
mặc, quân lính cứ xuất phát.
Việc này rất đáng ngờ. Mọi người đều rõ, trong quân Bắc phạt lúc đó,
ngoài Gia Cát Lượng, địa vị Ngụy Diên là cao nhất, là Tiền quân sư, Chinh
tây đại tướng quân, giá tiết, được phong Nam Trịnh hầu. Nam Trịnh hầu là
Huyện hầu, tước vị cao nhất; Đại tướng quân là thực chức, quân hàm cao
nhất; giá tiết là có thượng phương bảo kiếm, quyền uy cao nhất. Theo phép
thường, người thay thế Gia Cát Lượng chỉ huy toàn quân hành động, đương
nhiên phải là Ngụy Diên. Nhưng Gia Cát Lượng lại chỉ định Dương Nghi.
Chức vụ của Dương Nghi là thế nào? Thừa tướng trưởng sử thêm Tuy quân
tướng quân. Thừa tướng trưởng sử là bí thư trưởng trong phủ thừa tướng,
thực tế là một quản gia. Tuy quân tướng quân là “tư lệnh không có quân”,
không thống soái quân lính, thực tế là quan văn trong quân đội. Cách bố trí
của Gia Cát Lượng là không trao quân quyền cho quân nhân, mà trao cho văn
nhân, không trao cho quan to, mà trao cho quan nhỏ, không trao cho “phó
thống soái”, mà trao cho “bí thư trưởng”. Thay đổi, lộn xộn như vậy, không
phải là kỳ quặc sao?
Vì vậy, chúng ta lại hỏi: 1- Vì sao Gia Cát Lượng không dùng Ngụy Diên
mà dùng Dương Nghi? 2- Gia Cát Lượng triệu tập “hội nghị bí mật trước
sập”, sao không thông báo để Ngụy Diên tham gia? 3- Vì sao Gia Cát Lượng