Page 430 - Phẩm Tam Quốc
P. 430
đoán biết được Ngụy Diên sẽ không phục tùng mệnh lệnh và yêu cầu quân
lính cứ xuất phát, mặc Ngụy Diên? Điều kỳ quái nhất ở đây là: “Nếu Diên
không theo lệnh, quân cứ xuất phát”. Ai cũng thấy, thực chất là muôn đẩy
Diên vào chỗ chết hoặc bức Diên phải làm phản, chí ít cũng là chuẩn bị để
loại bỏ Diên! Gia Cát Lượng không phải là không biết điều lợi hại ở đây.
Vậy, vì sao Gia Cát Lượng phải làm như vậy?
Cũng có ba cách giải thích. Tam quốc diễn nghĩa nói, Gia Cát Lượng biết
Ngụy Diên sẽ tạo phản. Rõ ràng điều này có thể giải thích mọi nghi vấn ở
đây. Nhưng thật khó tin lời nói của một tiểu thuyết gia. Trong thực tế không
có nhà sử học nghiêm túc nào dùng cách nói này. Ngay cả một số học giả vốn
tôn sùng Gia Cát Lượng (như ngài Dư Minh Hiệp) cũng nói thực chất cái gọi
là “Ngụy Diên mưu phản” là “án oan lớn thời đó” (xem Gia Cát Lượng bình
truyện). Vậy, không nên nói như thế.
Nhưng Ngụy Diên không mưu phản sẽ rắc rối với Gia Cát Lượng – thống
soái định vứt bỏ phó thống soái, thế là thế nào? Cho nên, một nhà sử học nào
đó – người vừa nói Ngụy Diên oan uổng vừa ủng hộ Gia Cát Lượng nói, mấy
điều ghi trong Tam quốc chí là không đúng sự thực. Ví như Tam Quốc sử
thoại của ngài Lã Tư Miễn nói, Gia Cát Lượng lúc bệnh nguy cấp chưa hề
định ra kế hoạch lui quân đã đột nhiên qua đời. Cái gọi là “lệnh Diên đoạn
hậu, thứ đến Khương Duy” là kế hoạch của Dương Nghi, không phải kế
hoạch của Gia Cát Lượng. Mặc Ngụy Diên, quân lính cứ xuất phát, hẳn cũng
là chủ trương của Dương Nghi, không phải chủ trương của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng không hề áp đặt bằng câu nói “nếu Diên không theo lệnh,
quân lính cứ xuất phát”, có khả năng Dương Nghi và mấy người khác đã giả
truyền “Thừa tướng di mệnh”.
Nói thế là đúng. Ngụy Diên không ở đó, Khổng Minh đã chết không còn
người đối chứng. Loại “Khẩu dụ” như “thừa tướng di mệnh” còn không phải
tự miệng Dương Nghi nói ra sao? Hơn nữa, nói như vậy còn có cái hay, việc
lớn mà xong thì mọi việc khác đều xong, việc gì cũng giải quyết được. Tiếc
rằng đây chỉ là phỏng đoán, suy luận, không hề có bất cứ chứng cớ nào.
Chúng ta không thể không đối diện với khả năng thứ ba: Gia Cát Lượng đã
bí mật triệu tập “hội nghị trước sập”, đúng đã có bố trí “Lệnh Diên đoạn hậu,
thứ đến Khương Duy; nếu Diên không theo lệnh, quân cứ xuất phát”. Còn
như vì sao Gia Cát Lượng có sự sắp đặt bất lợi cho Ngụy Diên thì Lưu Bị
truyện của ngài Trương Tác Diệu đã giải thích, Gia Cát Lượng không tin
tưởng Ngụy Diên. Vì sao không tín nhiệm? Vì giữa họ có sự “khác biệt về