Page 427 - Phẩm Tam Quốc
P. 427

dặn hơn Tưởng Uyển, năng lực mạnh hơn Tưởng Uyển, công lao nhiều hơn

               Tưởng Uyển, còn là người hết sức tự tin. Nếu trước lúc lâm chung, Gia Cát
               Lượng tuyên bố để Tưởng Uyển thay thế thì liệu Dương Nghi có nhảy lên
               không? Đúng vậy, lúc còn Gia Cát Lượng, Dương Nghi không dám nhảy.
               Lúc Gia Cát Lượng tạ thế thì sao? Nhảy hay không nhảy? Nên nhớ, lúc này
               Tưởng Uyển không ở trong quân, Ngụy Diên ở tiền phương, Dương Nghi có
               quân lính trong tay. Bên cạnh là Phí Y, là Khương Duy, nên sợ là không trấn
               nổi. Vả dù có trấn được thì việc Dương Nghi nổi dậy cũng chẳng có khó khăn

               gì. Vì vậy, chỉ có thể chờ đại quân về triều rồi mới nói tiếp. Cũng vì vậy, Gia
               Cát Lượng chỉ có thể “mật biểu với hậu chủ”.
                  Vậy thì sao Gia Cát Lượng còn lệnh Ngụy Diên “lo việc của mình, bí mật

               chôn cất”? Chẳng nhẽ cũng là để đối phó với Dương Nghi? Theo tôi, chuyện
               này không tin được. Nguyên nhân không tin được lại không hoàn toàn như
               Bùi Tùng Chi nói, tức là “lời đồn đại ở nước địch không thể tranh thẩm với
               bản truyện”, còn vì không có khả năng này. Lúc Gia Cát Lượng mất, Ngụy
               Diên không ở cạnh, chỉ có một mình Dương Nghi. Gia Cát Lượng lệnh Ngụy
               Diên “lo việc của mình” bằng cách nào? Bằng cách nào Ngụy Diên có thể “bí
               mật  chôn  cất”?  Hơn  nữa,  Gia  Cát  Lượng  bệnh  và  chết  ở  Vũ  Công  Ngũ

               Trượng Nguyên. Ngụy Diên “bí mật chôn cất” “đường đến Bao Khẩu”, đã đi
               rất xa về hướng Nam, vì sao Dương Nghi lại nói Ngụy Diên “muốn đưa quân
               theo lên Bắc”? Vì vậy, không tin được cách nói trong Ngụy lược.

                  Không thể tin được mấy lời ghi trong Ngụy lược của Ngư Hoạn, còn cách
               nói trong Tam quốc chí – Ngụy Diên truyện là chân thực chăng? Nếu đúng,
               Gia Cát Lượng phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Ngụy Diên; bằng
               không, phải trả lời xem chân tướng là gì. Lịch sử có ba ý kiến và thái độ khác
               nhau  về  chuyện  này.  Quan  điểm  thứ  nhất  cho  rằng,  những  điều  ghi  trong
               Ngụy Diên truyện là thực, Gia Cát Lượng nghĩ thế tất Ngụy Diên sẽ phản nên

               mới sắp xếp như vậy. Tam quốc diễn nghĩa có thể đại diện cho cách nói này.
               Quan điểm thứ hai cũng cho rằng điều nói trong Ngụy Diên truyện là thực, vì
               vậy Gia Cát Lượng “một tay hoạch định” đã gây ra án oan cho Ngụy Diên.
               Lưu Bị truyện của Trương Tác Diệu có thể đại diện cho cách nói này. Quan
               điểm thứ ba cho rằng, điều ghi trong Ngụy Diên truyện không phải là sự thực,
               sự thực khác hẳn. Tam quốc sử thoại của ngài Lã Tư Miễn và Nhàn thoại tam

               phân của ngài Trần Nhĩ Đông có thể đại diện cho cách nói này. Nếu đổng ý
               với quan điểm thứ nhất, Ngụy Diên bị oan; đồng ý với quan điểm thứ hai, cần
               phải phê phán Gia Cát Lượng; đổng ý với quan điểm thứ ba, sẽ phải phủ nhận
               Tam quốc chí. Mọi người cảm thấy rất khó khăn. Vậy, liệu có cách giải thích
   422   423   424   425   426   427   428   429   430   431   432