Page 424 - Phẩm Tam Quốc
P. 424
Lượng nhiều lần ra quân, thường là Dương Nghi quy hoạch, lo việc bố trí, thu
xếp lương thảo, tính toán quân phí (quy hoạch phân bộ, dự toán lương thực),
hơn nữa không tốn nhiều công sức, một ít công sức là xử lý xong (không suy
tính nhiều, mọi chuyện đã xong). Vì vậy, khi Dương Nghi và Ngụy Diên có
mâu thuẫn, Gia Cát Lượng đã phải đau đầu (Lượng tiếc thầm Nghi tài cán,
Diên thường kiêu dũng, mà hận hai người bất bằng). Gia Cát Lượng không
nhẫn tâm bên trọng bên khinh, chỉ còn cách ra sức giữ yên bát nước (không
muốn có sự thiên lệch). Tiếc thay, Gia Cát Lượng đã hết sức giữ thăng bằng,
Phí Y hòa giải, hai người vẫn ngấm ngầm tranh đấu, kết quả là cả hai đều bại
hoại, thương tổn. Cố nhiên Ngụy Diên nhà tan người mất, Dương Nghi cũng
thân bại danh liệt. Khổ sở biết chừng nào!
Điều đáng buồn hơn, sau khi đã chết hai người còn bị xỉ vả. Ngụy Diên bị
chửi là “phản tặc”, tội danh này còn được Tam quốc diễn nghĩa nói như đinh
đóng cột, cơ hồ “đời đời không thể mở mặt”. Dương Nghi bị chửi là “tiểu
nhân”, nhiều người hận thay cho Ngụy Diên chửi rủa. Rõ ràng cái gọi là
“Ngụy Diên mưu phản” là án oan, vậy, oan có đầu nợ có chủ. Dương Nghi
trực tiếp tạo ra án oan đó phải có trách nhiệm. Đúng như ngài Trần Nhĩ Đông
nói, Ngụy Diên thân là đại tướng cả đời chinh chiến, có thể coi là “có công
lớn, không có tội lớn”, nhưng “gặp họa lớn, bị vu khống”, oan uổng khôn
cùng, vậy sao Dương Nghi, ngươi còn phải giết hết diệt tận cả ba họ nhà
người ta? Vì vậy người đời sau đã hết sức bất bằng. Ví như Hách Kinh cho
rằng, Dương Nghi “vì tư thù mà giết đại tướng”, tội nặng hơn Ngụy Diên (tội
hơn Diên). Lưu Gia Lập cũng nói, Ngụy Diên “công không thể mất, giết ba
họ, thật quá nặng” xem Tam quốc chí tập giải. Thêm nữa, giết người bất quá
là đầu rơi xuống đất. Dương Nghi, ngươi giết Ngụy Diên, còn đạp, day đầu
người ta, thật quá đáng?
Về phần mình, Dương Nghi cũng có phần ấm ức. Thứ nhất, Dương Nghi
tranh chấp với Ngụy Diên, đơn thuần chỉ là ân oán cá nhân, khó nói ai đúng
ai sai. Bình tĩnh mà xét, trách nhiệm của Ngụy Diên có phần lớn hơn. Vì
nguyên nhân khiến hai người bất hòa hoàn toàn là do Ngụy Diên, tính khí
ngang bướng, nhục mạ người khác, duy có Dương Nghi là không khuất phục.
Dương Nghi không có trách nhiệm gì. Ngụy Diên, người có thể kiêu căng
phóng túng, lẽ nào Dương Nghi lại không được độc lập, tự do? chưa nói tới
chuyện mỗi lần tranh cãi là mỗi lần Dương Nghi bị hạ nhục. Một đại nam
nhi, mỗi lần bị si nhục lại khóc lóc, rơi lệ, người nói xem lòng dạ Dương
Nghi lúc này thế nào? Chẳng trách sau này Dương Nghi đã cư xử với Ngụy
Diên như vậy. Dương Nghi đã oán hận quá sâu nặng!