Page 438 - Phẩm Tam Quốc
P. 438

Kinh châu đã mất, lẽ nào đó lại là lúc có thể Bắc phạt để diệt Nguy?

                  Nói như thế lại có vấn đề: Đã vậy thì vì sao Gia Cát Lượng vẫn một mực
               phải Bắc phạt?

                  Đáp án đã có trong Xuất sư biểu. Xuất sư biểu nói ngay trong phần mở
               đầu: “Tiên đế sáng nghiệp nửa chừng đã khuất. Thiên hạ chia ba, Ích châu
               khốn khó, trở thành nguy cấp tồn vong”. Đó là sự thực. Nhưng nếu cho rằng
               “nguy cấp tồn vong” vì Tào Ngụy uy hiếp, là một sai lầm lớn. Sau trận chiến

               Xích Bích, phía Tào Ngụy chưa hề phát động tấn công Lưu Bị hoặc Thục
               Hán (với Tôn Quyền đã có mấy lần). Ngược lại, Lưu Bị đã tấn công Hán
               Trung, Quan Vũ vây Tương Phàn, Khổng Minh ra Kỳ Sơn, mấy lần khiêu
               chiến. Vì vậy, “Ích châu khốn khó” không thể đổ hết lên đầu Tào Ngụy. Phía
               Đông Ngô cũng không có uy hiếp. Sau lúc Gia Cát Lượng chấp chính, liên
               minh Ngô Thục đã được khôi phục, hai bên chung sống hoà bình, yên ổn vô
               sự. Vì vậy, chính do nội bộ, mới có sự “khốn khó” ở Ích châu.

                  Trên thực tế, một nguyên nhân quan trọng khiến Gia Cát Lượng phải Bắc
               phạt là “muốn yên trong phải quấy bên ngoài”. Chiến tranh là thủ đoạn tốt
               nhất để chuyển dịch sự chú ý, để tăng cường sức ngưng tụ. Thực dễ dàng

               quản lý hay trị lý một đất nước trong trạng thái chiến tranh. Muốn trừng trị
               hoặc trấn áp phe phản đối cũng dễ dàng hơn. Đó là một lẽ.
                  Thứ hai, tuy là Tào Ngụy và Tôn Quyền không trực tiếp uy hiếp, nhưng
               Thục Hán vẫn là nước yếu nhất trong ba nước. Trong thời đại cá lớn nuốt cá

               bé thì kẻ yếu phải cố gắng ra vẻ mình mạnh. Hậu Xuất sư biểu nói: “Không
               đánh giặc thì vương nghiệp sẽ mất. Ngồi chờ mất thì chi bằng cứ đánh”. Có
               thể Gia Cát Lượng không nói câu đó, nhưng nói vậy là đúng (Hậu Xuất sư
               biểu nghi là giả). Đúng vậy, “lấy yếu làm mạnh để tự bảo vệ” (Hoa Dương
               quốc chí. Hậu chủ chí). Nếu không chủ động tấn công là ngồi yên chờ chết.
               Hơn nữa trong quá trình tấn công có thể có cơ hội thắng. Vì vậy trong Độc

               Thông giám luận của Vương Phu Chi nói, Gia Cát Lượng Bắc phạt là để “lấy
               công mà thủ”. Một mặt, thông qua chiến tranh để bảo vệ mình (củng cố để
               tồn tại); mặt khác, thông qua chiến tranh hòng tìm cơ hội (lấy tiến để chờ
               thời). Vương Phu Chi nói, chính từ đây có thể nói, Gia Cát Lượng là người
               biết nhìn xa trông rộng (công giỏi tính toán là ở chỗ này).

                  Thứ ba, Gia Cát Lượng là người có lý tưởng và lý tưởng đó không bao giờ
               thay đổi. Đối với một người có lý tưởng thì một khi có cơ hội, họ sẽ ra sức để
               thực hiện lý tưởng đó. Vấn đề là ở chỗ, lý tưởng không đổi nhưng tình thế đã
               biến đổi. Vì vậy, mục tiêu và sách lược cũng phải thay đổi. Tức là, một mặt
   433   434   435   436   437   438   439   440   441   442   443