Page 443 - Phẩm Tam Quốc
P. 443

quân địch sẽ nhanh chóng đến dưới thành (đại địch đã gần kề), họa lớn sẽ lập

               tức rơi xuống đầu chúng ta (hoạ bại đến gần). Số binh sĩ ít ỏi kia, số quan dân
               nhỏ nhoi kia, không còn ai có thể tin tưởng được (liệu còn tin được số người
               ít ỏi kia, dù chỉ là một). Chỉ sợ chúng ta ra tới cửa chúng đã ra tay (e chúng sẽ
               ra  tay,  biến  đổi  khôn  lường),  làm  gì  còn  xuống  được  miền  Nam  (liệu  có
               xuống nam được không)?

                  Quân thần Lưu Thiền không một ai phản đối mớ lý luận trên của Tiều Chu.
               Cá biệt có người lên tiếng hỏi, lúc này Đặng Ngải đã sắp tới Thành Đô, e sẽ
               không cho chúng ta hàng, làm gì bây giờ (e không nhận hàng, làm sao đây)?
               Tiều Chu nói, lúc này Đông Ngô chưa thuần phục, nhất định Đặng Ngải sẽ
               nhận hàng, không thể không nhận. Sau khi nhận hàng, không thể không gặp

               chúng ta. Nếu nước Ngụy không phong đất, tước vị cho bệ hạ, Tiều Chu này
               sẽ đến kinh sư tranh đấu theo lý theo lễ (Chu tự đến kinh đô, tranh đấu theo
               cổ nghĩa). Kết quả, quân thần Lưu Thiền đều phải yên lặng (mọi người không
               thay đổi được ý của Chu). Lưu Thiền vẫn còn do dự, có ý muốn chạy về nam.
               Thế là Tiều Chu lại có sớ lên Lưu Thiền nói, đừng bao giờ đến miền Nam.
               Các dân tộc thiểu số ở đó vốn đã không phục (còn thù hận nữa), thấy ta “cùng
               quẫn” tất sẽ làm phản. Lưu Thiền không nghĩ ngợi gì nữa.

                  Đã không thể “chạy sang Ngô”, cũng không thể “chạy về nam”, cách duy
               nhất là đầu hàng. Rõ ràng, Tiều Chu can hệ lớn đến việc Lưu Thiền đầu hàng.

               Còn có thể nói, Tiêu Chu đã khuyên Lưu Thiên đầu hàng. Như lời Trần Thọ,
               cả nhà Lưu Thiền bình an vô sự (Lưu thị hết sợ), trăm họ Thục Hán khỏi cảnh
               chiến loạn (cả nước yên ổn), đều do mưu kế của Tiều Chu (do kế của Chu).
                  Trên đây là cách nói công khai chính diện. Là thần tử của Tây Tấn và là

               học trò của Tiều Chu, Trần Thọ chỉ nói được như vậy. Nhưng những người
               khác với lập trường đó lại nói Tiều Chu là tên “giặc đầu trò bán nước”. Vì
               vậy, họ lên tiếng xỉ vả Tiều Chu là “lụy nước”, là “vô sỉ”, là “tiểu nhân ti
               tiện”. Những lời xỉ vả đó còn lưu lại trong lịch sử, mãi mãi văng vẳng bên tai.
               Tiều Chu đời đời là “cây cột sỉ nhục trong lịch sử”.

                  Có lẽ cũng nên bàn bạc thêm. Thứ nhất, lúc đó triều đình đang bàn xem
               chính quyền Thục Hán nên đi đâu, làm gì, quân thần Lưu Thiền đã mất hết ý
               chí chiến đấu. Cái khác giữa họ và Tiều Chu là, mọi người chủ trương chạy,
               Tiều Chu chủ trương hàng. Thậm chí mọi người cũng không phản đối hàng,
               ngại là hàng không được (sợ không nhận hàng thì làm sao). Sau đó, Tiều Chu

               vỗ ngực đảm bảo, mọi người không biết nói gì thêm. Rõ ràng, nếu không có
               Tiều Chu thì e họ cũng sẽ hàng. Thứ hai, lời nói của Tiều Chu tuy là “lí luận
   438   439   440   441   442   443   444   445   446   447   448