Page 444 - Phẩm Tam Quốc
P. 444
đầu hàng”, nhưng không thể coi là “lí luận bán nước”. Và dù có là “lí luận
bán nước” thì cũng không thể coi là “một phái nói năng lung tung”. Trên thực
tế, Tiểu Chu nói nhiều câu rất có lý, như “tâm tư của số người ít ỏi đó, không
tin được”, miền Nam vẫn là “người có hại cho nước”, “tất lại phản loạn”. Đều
là sự thực. Thứ ba, cứ coi Tiều Chu là “bán nước” nhưng chắc gì đã là “tiểu
nhân”. Vì lúc đó, trên “ba nước” còn là “thiên hạ”. Cuối cùng thì thiên hạ là
quy về một mối. Trong quá trình thống nhất thiên hạ, người đầu hàng lẽ nào
là thiểu số, bao hàm cả Đổng Quyết, người được Gia Cát Lượng coi là “lương
sĩ”. Nếu đều bị coi là “giặc bán nước” thì e diện đả kích sẽ quá rộng?
Thực tế thì Tiều Chu cũng không phải là “tiểu nhân” gì. Từ Tam quốc chí
– Tiều Chu truyện, chúng ta biết, Tiều Chu mồ côi, sống cùng mẹ và anh trai,
lúc trưởng thành say mê sách cổ, chuyên tâm học hành (tìm học sách cổ),
cuối cùng trở nên vô cùng uyên thâm, Tam quốc chí – Đỗ Quỳnh truyện gọi
Tiều Chu là “thông Nho”. Đương nhiên, học vấn tốt không có nghĩa là nhân
phẩm tốt. Chúng ta từng thấy vô khối người học vấn rất tốt nhưng nhân phẩm
lại rất kém. Nhưng Tiều Chu thì không thế. Tiều Chu không chỉ không có gì
gọi là “bất lương”, ngược lại có nhiều điểm đáng ca ngợi. Ví như gia cảnh có
phần nghèo khổ, nhưng không hể ảnh hưởng tới lòng say mê học thuật, trong
truyện nói là “nhà nghèo, không màng tới sản nghiệp, mải đọc điển tịch, cười
vui một mình, quên lúc nóng lạnh”. Một người an bần lạc đạo như vậy, giống
tiểu nhân chăng? Lại như nói, con người Tiều Chu trông không có dáng, nói
năng cứ thẳng tuột (thể mạo bình thường, nói thực không màu mè). Vì vậy,
lần đầu gặp Gia Cát Lượng, mọi người đều cười Tiều Chu. Lời chú dẫn Thục
ký của Bùi Tùng Chi nói, quan chấp pháp lúc đó, yêu cầu xử lý số người cười
Tiều Chu. Gia Cát Lượng nói, thôi thôi, ta cũng không nhịn được huống hồ
người khác (ta cũng không nhịn được, trách gì tả, hữu)! Nhưng, lúc Gia Cát
Lượng bệnh và qua đời thì Tiều Chu là người đầu tiên chạy ra tiền tuyến lo
việc tang lễ. Điều này, giống tiểu nhân chăng? Lại như, sau khi Gia Cát
Lượng qua đời, Lưu Thiền thường ra ngao du ngắm cảnh, còn tăng thêm
người trong ban hát cung đình. Lúc đó, là quan ở chỗ thái tử, Tiều Chu đã
dâng sớ can gián, mong Lưu Thiền “trên theo những việc làm của tiên đế,
dưới làm gương tiết kiệm cho con cháu”. Lại giống như tiểu nhân chăng?
Đã không phải là tiểu nhân thì sao có thể bảo Tiều Chu là kẻ “bán nước”?
Chỉ có thê giải thích là, Tiều Chu cho rằng “nước” này đáng “bán” rồi. Hoặc
nói, Tiều Chu cho rằng Thục Hán nên mất từ lâu và mong cho Thục Hán diệt
vong. Vì sao Thục Hán nên mất? Vì thiên hạ cần phải thống nhất, tất sẽ thống
nhất. Cũng theo Tiều Chu, người có thể thống nhất được thiên hạ là Tào