Page 449 - Phẩm Tam Quốc
P. 449

có lúc chưa công bằng, như giết nhầm Thường Phòng, hào tộc Ích châu. (Bùi

               Tùng Chi cho là “giết nhầm người vô tội”). Gia Cát Lượng công bằng nên
               được lòng dân. Trần Thọ giải thích về điều này nói, vì sao Gia Cát Lượng
               “Hình chính tuy nghiêm nhưng không có người oán than”? Bởi vì Gia Cát
               Lượng “dụng tâm bình, khuyên giới minh”. Bình, tức là công chính; minh,
               tức là công khai. Đã công chính lại công khai, tức là công bằng. Có điều,
               công bằng không có nghĩa là không nghiêm (thực tế thì Trần Thọ cũng thừa
               nhận là “nghiêm”). Vì vậy, dân chúng không oán vì không công bằng nhưng

               vẫn oán vì quá nghiêm (từ quân tử đến tiểu nhân đều mang lòng oán than).
               Cũng vì vậy mới thấy cách nói trong Tam quốc chí trong Thục ký là đúng.
                  Thứ  ba  là  “chiến  sự  quá  nhiều”.  Gia  Cát  Lượng  “mấy  lần  ra  Kỳ  Sơn”,

               Khương Duy “chín lần đánh Trung Nguyên”, đều là những việc tập đoàn Ích
               châu phản đối, Tiều Chu đã phát biểu Thù quốc luận. Ở đây Tiều Chu chỉ rõ,
               lúc này không phải là cuối triều Tần (không phải lúc hỗn loạn như cuối Tần)
               mà là thời đầu của Chiến Quốc (sáu nước cùng chung sống). Vì vậy, chúng ta
               không thể là Hán Cao Tổ, nhiều lắm cũng chỉ là Chu Văn vương (được là
               Văn vương, khó là Hán tổ). Nếu không thức thời độ thế, cứ lo cùng binh độc
               võ (lấy võ tham chiến), thế tất sẽ đổ vỡ (như đất lở), thần tiên cũng không thể

               cứu kịp (người có trí cũng đành bó tay)!
                  Đây là bản tuyên ngôn phản chiến đầu tiên. Tiều Chu đại diện tập đoàn Ích

               châu biểu lộ bất mãn mạnh mẽ đối với Gia Cát Lượng, Khương Duy không tự
               lượng sức, gây chiến liên miên và cũng là lời phản đối công khai của tập
               đoàn Ích châu với nhà đương cục Thục Hán. Thực kỳ lạ, Tiều Chu không
               những không bị xử lý, mà về sau quan tới nhất phẩm, trở thành Quang Lộc
               đại phu, chức dưới Cửu Khanh. Từ đây cho hay, luận điệu của Tiều Chu đã
               có đất sống, nhiều người trong triều cũng ngấm ngầm tán thưởng.

                  Thứ tư, “dân chúng khổ ải”. Đúng như lời trong Tam quốc chí – Tiều Chu
               truyện, “quân ra mấy lần”, kết quả tất nhiên là “trăm họ tiều tuỵ”, vì chiến
               tranh cần chi rất nhiều tiền. Tiền đó không xuống từ trời mà ra từ đất, là mồ
               hôi, nước mắt của trăm họ. Theo chú dẫn Thục ký của Bùi Tùng Chi trong

               Tam quốc chí – Hậu chủ truyện, lúc Lưu Thiền đầu hàng, dân Thục có 28 vạn
               hộ, gần 94 vạn nhân khẩu, có 10 vạn 2 ngàn quân, 4 vạn viên quan. Như vậy,
               bình quân cứ 9 người dân phải nuôi một binh sĩ, cứ 7 hộ phải cung phụng một
               viên quan. Điều đó thực quá nặng đối với dân Thục!

                  Đương nhiên, do Gia Cát Lượng luôn là mẫu mực, nên quan viên Thục
               Hán nói chung là liêm khiết. Nếu không thì chính quyền đó đã đổ từ lâu rồi.
   444   445   446   447   448   449   450   451   452   453   454