Page 446 - Phẩm Tam Quốc
P. 446

Tào  (như  đông  Tào,  tây  tào).  Được  gọi  là  hoàng  cung  tướng  phủ,  cung

               thượng phủ tào. Phủ tức là chính phủ. Nơi chính phủ làm việc gọi là “tào”,
               trưởng quan của tào gọi là “tào duyện”, lại viên là “thuộc tào”, quân cần vụ là
               “thị tào”. Như lời Đỗ Quỳnh thì “tên quan đều là tào, lại là thuộc tào, tốt là
               thị tào”. Chữ “tào” ở đây đương nhiên không phải là “tào” trong Tào Tháo.
               Nhưng sao lại có điều trùng hợp như vậy? Đỗ Quỳnh bảo đó là ý trời (ý trời
               vậy)! Theo Đỗ Quỳnh thì, thuộc tào, thị tào đều thuộc Tào thị, phải hầu hạ
               Tào thị. Vừa là “thuộc tào”, “thị tào”, vừa “là chỗ cao giữa đường”. Tiều Chu

               liền hiểu là: Trời xanh muốn Tào Ngụy phải thống nhất thiên hạ!
                  Thế rồi Tiều Chu bắt đầu lan truyền những câu nói đại loại như vậy, còn
               đưa cả tên cha con Lưu Bị vào truyện. Tiều Chu nói, Tiên đế của chúng ta gọi

               là gì? Là Bị. Bị có ý gì? Là sẵn sàng. Nói rõ hơn, là “đầy đủ rồi”. Nay thánh
               thượng tên là gì? Thiền. Thiền có ý gì? Là thiền nhường. Nói rõ hơn, tức là
               “nhường đi thôi”!

                  Điều sau đây mới đáng nói, một năm trước lúc nước Thục diệt vong, niên
               hiệu Cảnh Diệu thứ V (Công nguyên năm 262), cây đại thụ trước cung Lưu
               Thiền vô cớ bị gãy, Tiều Chu liền viết biểu ngữ phản động” lên cột, nói là
               “chúng to lớn, hạn đã tới, đủ thì nhường, còn gì nữa”. Câu nói trước Trần
               Thọ giải thích, chúng là Tào, vì Tào có ý là quần. Ý nghĩa của chúng nói
               trong  Quảng  vận,  hào  vận  là:  “Tào,  chúng  cũng  là  quần  vậy”.  Lớn  tức  là

               nguy, bởi vì “ngụy” giống như “nguy” (trong nguy nga), đều có nghĩa là to
               lớn.  Đủ  tức  là  sẵn  sàng,  cụ  bị,  cũng  tức  là  Lưu  Bị.  Nhường,  tức  là  thiền
               nhường, cũng tức là Lưu Thiền. Vì vậy, “chúng to lớn, hạn đã tới”, tức là nói,
               Tào Ngụy hỡi Tào Nguy, đã đông đúc lại to lớn, thiên hạ mong muốn được tụ
               tập về đó. Còn “đủ thì nhường, còn gì nữa”, tức là nói, Thục Hán ơi Thục
               Hán đã đủ rồi thì chuẩn bị nhường đi, làm gì còn có “người sau này”?

                  Đó là suy nghĩ và lời nói của Tiều Chu, cũng là nguyên nhân để sau này
               Tiều Chu “bán” nước Thục chủ trương đầu hàng. Rõ ràng, Tiều Chu “bán
               nước” không phải là vấn đề phẩm chất đạo đức, là vấn đề lập trường chính
               trị. Nói rõ ra, Tiều Chu muốn ủng hộ Tào Ngụy, phản đối Thục Hán. Không

               nghi ngờ gì, Chu Thư cũng vậy, Đỗ Quỳnh cũng vậy, kể cả Tiều Chu, đều
               phụ hoạ theo thế nói mạnh đoạt lý, giả thần giả quỷ. Nhưng, thứ nhất, thời đó
               đang hứng chuyện này; thứ hai, người người đều thích chuyện này. Tam quốc
               chí – Đỗ Quỳnh truyện nói, sau lúc Thục Hán diệt vong, mọi người đều nói
               Tiều Chu suy đoán rất chuẩn (lời Chu thực nghiệm). Kỳ thực có gì là chuẩn,
               chỉ là số người đó đều mong Tào Ngụy thắng lợi, Thục Hán diệt vong.
   441   442   443   444   445   446   447   448   449   450   451