Page 445 - Phẩm Tam Quốc
P. 445
Ngụy, không phải Thục Hán mà là Tào Ngụy. Tào Ngụy thay Hán “quy về
một mối theo mệnh trời”.
Có căn cứ gì để nói như vậy? Có. Căn cứ có trong Đỗ Quỳnh truyện của
Tam quốc chí. Đỗ Quỳnh học vấn uyên bác, là tiền bối của Tiều Chu, Tiều
Chu thường đến học hỏi. Một lần, Tiều Chu đến hỏi câu “Thay nhà Hán ấy là
chỗ cao ở giữa đường”, “Thay nhà Hán ấy là chỗ cao ở giữa đường” là câu ca
dao chính trị cuối thời Đông Hán. Có ý nói, Đại Hán rồi phải thay, nhất định
là đại lộ thênh thang, cao ráo và hùng vĩ. Câu nói nhanh chóng lan truyền và
được Viên Thuật lợi dụng. Vì Viên Thuật tự là “Công lộ”. Dưới con mắt
Viên Thuật thì công lộ “là chỗ cao giữa đường”. Nhưng Viên Thuật không
làm nên chuyện. Vì vậy phải giải thích lại, mới mẻ hơn, thế nào là “chỗ cao
giữa đường”. Giới học thuật ở Ích châu đã giải thích, “chỗ cao giữa đường”
tức là Ngụy.
Chu Thư, người học vấn uyên bác ở Ích châu, từ lâu đã có lời giải thích
mới mẻ như vậy. Câu nói lưu truyền ra khắp đất Thục. Tam quốc chí – Chu
Quần truyện nói: “bọn học giả hương đảng tư truyền lời đó”. Nhưng Chu Thư
chỉ nói: “cao giữa đường tức là Ngụy”, không giải thích vì sao là Ngụy. Tiều
Chu đến hỏi Đỗ Quỳnh. Đỗ Quỳnh nói, ý nghĩa không hề đơn giản? Ngụy là
tên của Khuyết (tên Ngụy là khuyết)! Cần phải giải thích thêm, ngoài cửa
cung hai bên đường các chư hầu, thiên tử xưa thường có kiến trúc cao to, gọi
là “khuyết” hay là “quan”. Vì có hình khối cao to, khôi vĩ, nguy nga đồ sộ
nên gọi là “ngụy” hay “ngụy khuyết”. Hai bên ngụy khuyết là nơi treo chính
lệnh, nên còn gọi là “tượng ngụy”. Vì vậy ngụy khuyết hay tượng ngụy còn
là tên gọi thay chữ triều đình. Như thiên “nhường vua” trong “Trang Tử” nói
tới những người sống trong dân gian nhưng không hề quên triều đình, “thân
tại giang hải, lòng vẫn ở ngụy khuyết”. Ngụy khuyết hoặc tượng ngụy là
đường chính, cao to và khôi vĩ, lẽ nào lại không phải là “chỗ cao giữ đường”?
Đỗ Quỳnh giải thích cho Tiều Chu là vậy (ngụy tên là khuyết, như vậy là chỗ
cao giữa đường). Đỗ Quỳnh nói thêm, đó là cách nói ẩn dụ của các bậc tiên
hiền (thánh nhân nói đại thể là vậy)!
Nghe Đỗ Quỳnh nói xong, Tiều Chu còn do dự nhiều. Đỗ Quỳnh lại hỏi,
vẫn còn điều gì đó lạ lùng chăng? Tiều Chu nói, học trò vẫn chưa thật hiểu.
Đỗ Quỳnh nói, còn gì chưa rõ! Nghĩ xem, quan phủ, quan viên thời cổ đều
gọi là “Tào” phải không? Sau thời Hán thì sao? Đều gọi là “Tào”. Cần phải
giải thích thêm, theo chế độ thời Hán, chỗ ở của hoàng đế gọi là cung, thuộc
quyền là thượng (như thượng thư); nơi tể tướng ở gọi là phủ, thuộc quyền là