Page 441 - Phẩm Tam Quốc
P. 441

nội” (lo việc trong cung). Theo Tam quốc chí – Đổng Doãn truyện, Gia Cát

               Lượng cử Đổng Doãn là Thị trung, Hổ bôn Trung lang tướng, thống soái Túc
               vệ thân binh và trong Xuất sư biểu còn dặn dò Lưu Thiền để Thiền lưu tâm
               “nghe rõ mọi việc lớn bé trong cung”. Đổng Doãn không phụ sự kỳ vọng đó,
               trông nom Lưu Thiền, Hoàng Hạo chặt chẽ (trên thì giúp vua đúng đường,
               dưới thì quở trách Hoàng Hạo). Kết quả, lúc còn Đổng Doãn, Lưu Thiền và
               Hoàng Hạo đều không dám bừa bãi.

                  Vào năm Diên Hi thứ IX (Công nguyên năm 246), Đổng Doãn qua đời,
               tình hình liền biến đổi. Trần Chi là Thị trung thay thế Đổng Doãn, đã cùng
               Hoàng Hạo “trong ngoài ăn cánh”, gian dối xảo trá. Trần Chi “trên thừa chỉ
               vua, dưới được bọn hoạn quan giúp sức”, từ đó, Hoàng Hạo “bắt đầu tham

               chính, thao túng quyền uy”. Hai người cùng bài xích Khương Duy. Khương
               Duy lo sợ không dám trở về Thành Đô, mà trốn ở Đạp Trung theo nghề cày
               cấy (người nói là Cam Túc ngày nay, người nói là Thanh Hải). Một đất nước
               ra  nông  nỗi  đó,  lẽ  nào  lại  không  mất?  Vì  vậy,  ngoài  việc  Lưu  Thiền  hôn
               dung, Hoàng Hạo lộng quyền khiến Thục Hán diệt vong còn một điều nữa là:
               Trần Chi loạn chính.

                  Tất cả đều có lý, nhưng cũng chưa phải hoàn toàn như vậy. Thứ nhất, theo
               Hoa Dương quốc chí, Tam quốc chí – Gia Cát Lượng truyện và chú dẫn Dị
               đồng tạp ký Tôn Thịnh của Bùi Tùng Chi trong Lượng truyện, bấy giờ không

               chỉ có Hoàng Hạo chủ trương triệu Khương Duy về để đoạt lấy binh quyền,
               còn có Gia Cát Chiêm và Đổng Quyết. Gia Cát Chiêm là con trai Gia Cát
               Lượng, đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến tranh đó; Đổng Quyết được Gia
               Cát Lượng coi là “lương sĩ”, đương nhiên cũng không phải là “tiểu nhân” gì.
               Nhưng họ đều chủ trương triệt tiêu chức vụ đại tướng quân của Khương Duy,
               đều nhân nhượng với Hoàng Hạo (Đổng Quyết còn theo Lưu Thiền đầu hàng
               Tào Ngụy). Vì vậy, không thể bàn về đạo đức, cũng không thể đổ mọi chuyện

               lên đầu Hoàng Hạo. Thứ hai, tuy Hoàng Hạo làm nhỡ việc, nhưng không hề
               can dự vào việc quân của Khương Duy ở tiền phương, việc đánh trận là do
               Khương  Duy.  Lúc  chú  thích  Tư  trị  thông  giám,  Hồ  Tam  Tỉnh  cho  rằng,
               Khương Duy có trách nhiệm trong việc Thục Hán diệt vong. Đương nhiên, có
               thể bàn luận thêm, nhưng ít ra cũng thấy vấn đề tương đối phức tạp. Thứ ba,
               Hoàng Hạo chỉ làm nhỡ việc, không hề lụy nước, vì Hoàng Hạo không chủ

               trương đầu hàng. Chủ trương đầu hàng là Tiều Chu. Vì vậy, nhiều người cho
               rằng, một nguyên nhân khiến Thục Hán diệt vong là do Tiều Chu làm lỡ việc
               nước.
   436   437   438   439   440   441   442   443   444   445   446