Page 439 - Phẩm Tam Quốc
P. 439

giơ cao ngọn cờ “phục hưng Hán thất, về lại đô cũ”, giữ vững nguyên tắc

               “không chung sống với Hán tặc”, không ngừng Bắc phạt; mặt khác, lại phải
               tuần tự nhi tiến, biết dừng đúng lúc, thận trọng, từng bước thận trọng, không
               thể  như  Quan  Vũ  làm  mất  Kinh  châu  hay  như  Lưu  Bị  thất  bại  nặng  nề  ở
               Khiếu Đình.

                  Muốn yên trong phải quấy ngoài, nước nhỏ cần phải làm ra mạnh, phải giữ
               vững lý tưởng, cả ba điểu đó nói gọn lại là “lấy công để thủ”. Chữ “thủ” là
               giữ vững chính quyền Thục Hán, là giữ vững tập đoàn Kinh châu và còn là
               giữ vững đạo đức. Lẽ nào lại có thể nói hết mọi điều phức tạp đó với Ngụy
               Diên? Nói sao cho rõ ràng? Nói như Vương Phu Chi “công có điều khó nói,
               không  thể  nói  rõ  từng  việc  với  Ngụy  Diên”.  Gia  Cát  Lượng  biết  rõ  Ngụy

               Diên có chí lớn diệt Tào, mong mỏi được lập công (sau này chính Ngụy Diên
               đã nói “ta muốn lĩnh chư quân đi đánh giặc”). Biết rõ mọi điều thì chắc là
               Ngụy Diên sẽ phải nhảy lên!

                  Hơn nữa, Gia Cát Lượng cũng cần có những “phần tử chống Tào” kiên
               quyết như Ngụy Diên. Luôn có những người biết xông lên trước là điều hay
               trong việc thực hiện kế hoạch “lấy công để thủ”. Vì vậy, không cần và cũng
               không thể nói hết mọi chuyện với Ngụy Diên.

                  Ngụy Diên là “phần tử chống Tào” kiên định nhất, có cùng một lý tưởng
               chính trị như Gia Cát Lượng, vậy vì sao Gia Cát Lượng còn phải nói “nếu
               Diên không theo lệnh, quân cứ xuất phát”? Về điều này, chỉ có thể suy đoán.
               Theo tôi, có hai nguyên nhân: một là ngăn không được, hai là giữ Thục Hán.
               Chúng ta đều biết, Ngụy Diên không chỉ là “phần tử chống Tào” kiên định
               mà  còn  là  người  tự  thấy  mình  cao  siêu,  phi  phàm;  có  thể  chỉ  có  Gia  Cát

               Lượng  mới  giữ  được  Ngụy  Diên.  Về  phần  mình,  Ngụy  Diên  khẩu  phục
               nhưng tâm không phục Gia Cát Lượng, luôn ca cẩm sau lưng. Vì vậy, Gia
               Cát Lượng mới nghĩ Ngụy Diên sẽ không theo lệnh, mới đoán Ngụy Diên sẽ
               tiếp tục Bắc phạt (tiếc rằng Ngụy Diên không như vậy). Ngăn không được thì
               cứ để cho đi. Vì vậy, Gia Cát Lượng mới không nói “Nếu Diên không theo
               lệnh thì giết đi” mà nói “Nếu Diên không theo lệnh, thì mặc ông ta”. Điều

               quan trọng lúc này, đại quân phải về gấp để bảo vệ Thục Hán. Điều này quan
               trọng  hơn  việc  tiêu  diệt  Tào  Ngụy.  Có  giữ  được  Thục  Hán,  mới  nói  tới
               chuyện tiêu diệt Tào Ngụy.
                  Tiếc thay việc không do người. Gia Cát Lượng mất được 30 năm thì Thục

               Hán cũng mất nốt. Vì sao Thục Hán diệt vong?
   434   435   436   437   438   439   440   441   442   443   444