Page 453 - Phẩm Tam Quốc
P. 453

châu”, thì đương nhiên cũng không thừa nhận Tôn Sách là “người của mình”.

               Vì vậy, khi Tôn Sách đưa tàn quân của Tôn Kiên sang sông, người Giang
               Đông không thừa nhận họ đã “về nhà” mà nói Tôn Sách “thâm nhập”. Đúng
               như lời ngài Điển Dư Khánh nói trong Con đường dựng nước của Tôn Ngô,
               khắp Giang Đông, đâu đâu Tôn Sách cũng nghe những lời ác ý.

                  Không được hoan nghênh thì Tôn Sách răn đe bằng chết chóc. Theo chú
               dẫn Phó tử của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Ngô chủ truyện nói, Tôn
               Sách “giết các danh hào, uy tới nước láng giềng”; chú dẫn Cối Kê điển lục
               của Bùi Tùng Chi trong Tôn Thiều truyện nói, Tôn Sách “bình định Ngô Cối,
               giết các anh hào” (Ngô Cối tức là Ngô quận, Cối Kê quận), Quách gia truyện
               nói, Tôn Sách “giết các anh hùng hào kiệt, để được người khác liều mạng cho

               mình”, có thể thấy người bị giết là loại người nào. Điều này khiến cả Giang
               Đông chấn động, các nước láng giềng phẫn nộ và đó cũng là cớ để sau này
               Tào Tháo đánh Tôn Quyền. Giết người thì phải đền mạng, có áp bức thì có
               phản kháng. Lúc Tôn Sách còn sống, người người sợ uy, dám giận mà không
               dám nói. Một khi Tôn Sách mất, người người lại không vùng dậy sao? Rõ
               ràng, vấn đề Tôn Quyền gặp lúc này đâu phải Tôn Sách “ân rải chưa khắp?”
               Rõ ràng là “tích oán quá nhiều”, thậm chí “dân oán như sóng cồn”.

                  Tôn Sách đã có tính toán về điểm này. Vì vậy, Tôn Sách không chọn Tôn
               Dực  –  người  có  tác  phong,  tính  cách  giống  mình,  mà  chọn  Tôn  Quyền  –

               người có thể “dùng người hiền tài, hết lòng hết sức, gìn giữ Giang Đông”.
               Tôn Sách hiểu rõ, chính quyền thành lập nhờ võ lực và giết chóc là “nghiệp
               không  có  đức  bền  vững”.  Sinh  ra  nhiều  phái  phản  đối  như  vậy  là  “bang
               không có cơ sở vững chắc”. Vì vậy, dù đã chọn Tôn Quyền nhưng Tôn Sách
               vẫn chưa yên tâm, nên trước lúc lâm chung đã gửi con cho Trương Chiêu.
               Theo  chú  dẫn  Ngô  lịch  của  Bùi  Tùng  Chi  trong  Tam  quốc  chí  –  Trương
               Chiêu truyện, lúc đó Tôn Sách nói với Trương Chiêu, nếu đứa em đó không

               gánh nổi trọng trách (nếu Trọng Mưu không được việc), thì ngài nhận lấy
               quyền lãnh đạo (quân hãy tự thay nhận lấy). Như vậy, dù chúng ta không thể
               thành công ở Giang Đông (không thắng được ở đây), vẫn có thể nghĩ cách về
               Giang Tây (trở lại miền tây), có gì phải bận tâm (có gì phải lo nghĩ). Như
               vậy, chính quyền Tôn thị có đứng vững được ở Giang Đông hay không, Tôn
               Sách chưa chắc chắn lắm.

                  Chính quyền Tôn thị không chỉ có nội loạn, mà còn có ngoại hoạ. Lúc Tôn
               Sách tạ thế, Tào Tháo, Viên Thiệu đang kình địch ở Quan Độ. Bất kể ai thắng
               ai thua, nhất định kẻ thắng sẽ đánh xuống Giang Đông. Đó là ở miền Bắc. Ở
   448   449   450   451   452   453   454   455   456   457   458