Page 455 - Phẩm Tam Quốc
P. 455
và Dương Nghi đều lao vào chỗ chết. Trong thực tế, nội loạn là nguyên nhân
quan trọng khiến Thục Hán diệt vong. Tập đoàn Đông châu ngoài hợp trong
li, tập đoàn Ích châu li tâm li đức, nhân sĩ Ích châu thì mong mỏi Tào Ngụy
sớm đến “giải phóng” cho, mong cho Thục Hán nhanh chóng diệt vong, sao
lại nói là “có nhân hoà”?
Tôn Quyền thành công chắc gì vì “có địa lợi”. Thời kỳ đầu, điều lo lắng
lớn của Tôn Quyền không phải là miền Bắc (Tào Tháo, Viên Thiệu), cũng
không phải là miền tây (Lưu Biểu, Lưu Chương) mà là Giang Đông. Vậy có
“địa lợi” gì đáng nói ở đây? Trên thực tế, trước hết vì “có nhân hoà”, Tôn
Quyển mới có thể đứng vững, tiếp tục tồn tại và phát triển. Tam quốc chí –
Ngô chủ truyện nói rất rõ, Tôn Quyền vừa thay thế đã có hai anh hùng cái
thế, một văn một võ nhận định “có thành nghiệp lớn” và tình nguyện ủng hộ
phò tá (hết lòng phụng sự), còn giúp Tôn Quyền xác lập quyền uy của mình,
lẽ nào đó không phải là “nhân hoà”?
Chúng ta đều biết, đó là Chu Du và Trương Chiêu.
Đây là trường hợp vô cùng cảm động. Theo Ngô chủ truyện, Trương Chiêu
truyện, lúc Tôn Quyền “khóc gần hết hơi” thì Trương Chiêu xuất hiện nói,
hiếu liêm ơi, chẳng nhẽ lúc này là lúc khóc ư? Nay hổ lang, gian tặc đang
hoành hành, nếu tiểu tướng quân cứ lo khóc anh trai thì ngang như đã mở cửa
mời giặc vào. Đây chẳng phải là “nhân ái” gì (không thể coi là nhân)! Điều
quan trọng với người thay thế là biết tiếp nhận cái trước rồi mở rộng và phát
triển hoàn thành đại nghiệp, vậy sao cứ khóc lóc mãi như đám thất phu thất
phụ kia (tình cảm như lũ thất phu)? Thế rồi Trương Chiêu để Tôn Quyền thay
trang phục, đổi mặc nhung trang (cải mặc quyền phục), đỡ Tôn Quyền lên
ngựa, bày nghi trượng (dàn quân) tuần sát ba quân (kiểm tra quân lính).
Không thể hiểu được, Tôn Quyền đã phản ứng rất nhanh, xuất hiện trước mọi
người trong tư thế anh vũ uy nghiêm, hệt như một đấng quân vương. Mọi
người biết đó là chúa mới (lòng mọi người đã có chỗ dựa). Trương Chiêu
“cùng mọi người lo phò tá”.
Cùng lúc đó, Chu Du cũng từ Ba Khâu (huyện Hạp Giang, Giang Tây ngày
nay, không phải Ba Khâu của thị trấn Nhạc Dương, Hồ Nam ngày nay, nơi
mà sau này quân Tào bị dịch và Chu Du ốm, qua đời) trở về huyện Ngô (nay
là Tô Châu, Giang Tô) với chức danh Trung Hộ quân (tư lệnh quân cận vệ)
cùng Trương Chiêu (bí thư trưởng) ờ cạnh Tôn Quyền “cùng nhau lo liệu”.
Theo Chu Du truyện, lúc đó Tôn Quyền chỉ là tướng quân. Vì vậy bệ hạ và
tân khách luôn đơn giản và tuỳ tiện mỗi khi có lễ với Tôn Sách. Riêng Chu